Tin tức Nấm Linh Chi

NẤM LINH CHI ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT NHƯ THẾ NÀO ?

NẤM LINH CHI ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LIPID HUYẾT NHƯ THẾ NÀO ?

Nấm linh chi điều trị rối loạn lipid huyết rất hiệu quả. Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, triglyceride huyết tương hoặc cả 2, hay sự giảm HDL, gia tăng LDL. Nguyên nhân có thể do nguyên phát hoặc thứ phát. Rối loạn lipid máu, chủ yếu là nồng độ cholesterol cao, góp phần gây ra khoảng 56% bệnh tim thiếu máu cục bộ và 18% đột quỵ, dẫn đến 4,4 triệu người tử vong hàng năm trên thế giới. Tầm soát và kiểm soát lipid huyết là cần thiết bởi đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác. Việc kiểm soát lipid huyết có thể thực hiện từ đơn giản nhất là thay đổi lối sống với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lí. Kế đến là sử dụng thuốc hạ lipid huyết  như nhóm statin, fibrate, resin, ức chế hấp thu cholesterol… Ngoài ra, với ưu thế ít tác dụng phụ, việc sử dụng dược liệu trong hỗ trợ điều trị rối loạn lipid huyết ngày càng được quan tâm. Rối loạn lipid huyết là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch và các biến chứng khác Trong những năm gần đây, tác dụng hạ lipid huyết của một số loại nấm, bao gồm nấm linh chi, tên khoa học là Ganoderma lucidum được quan tâm nhiều hơn. Theo một số bài thuốc dân gian, Nấm Linh chi từ lâu được sử dụng trong bảo vệ gan, hạ huyết áp, chữa hen suyễn, đau khớp. Linh chi cũng còn được biết đến như một loại nấm có tác dụng bảo vệ gan rõ rệt trong y học cổ truyền. Trong đó, thành phần polysaccarid và triterpen cho tác dụng bảo vệ gan, hạ đường huyết và cả hạ lipid máu hiệu quả. Nấm linh chi với các tác dụng của nó trong điều trị rối loạn lipid huyết theo một nhóm nghiên cứu ở Hàn Quốc đã chứng minh tác dụng hạ lipid huyết. Nấm linh chi là một loại thực phẩm bổ sung lí tưởng cho việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tăng cholesterol huyết khi chứa hàm lượng cao chất xơ, sterol, protein và nguyên tố vi lượng.  Năm 2002, một nhóm nghiên cứu ở Hàn Quốc đã chứng minh tác dụng hạ lipid huyết trên chuột của nấm linh chi. Chuột được gây mô hình tăng lipid huyết bằng chế độ ăn giàu cholesterol. Sau đó được điều trị bởi polymer kép nội sinh và ngoại sinh thu từ nấm linh chi. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả polymer kép nội sinh và ngoại sinh từ loài nấm này đều cho tác dụng hạ lipid huyết. Trong đó, tác dụng của polymer kép ngoại sinh thể hiện mạnh hơn khi làm giảm TC,LDL,TG, phospholipid và chỉ số động mạch lần lượt là 31.0, 39.0, 35.4, 28.1 và 53.5% khi so sánh với nhóm chứng. Thêm vào đó, HDL và tỷ lệ HDL/TC lần lượt tăng 24.2 và 47.6%. Năm 2004, các nhà khoa học ở Thụy sĩ đã thực nghiệm chứng minh tác dụng hạ lipid huyết trên hamster và minipig (heo đẹt). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ở chuột liều 5% của nấm linh chi không ảnh hưởng đến LDL nhưng có khả năng giảm TC 9.8%. Ở liều 2.5 và 5%, nấm linh chi làm giảm hoạt động của enzyme HMG Co-A reductase. Ở minipig, liều 2.5% của nấm linh chi làm giảm TC, LDL lần lượt là 20 và 27%. Kết quả cho thấy, nấm linh chi có khả năng làm giảm LDL trong các thử nghiệm in vivo qua nhiều cơ chế.  Cũng trong năm 2004, Hassan Hajja và cộng sự đã tìm ra rằng  26-Oxygenosterols chiết xuất từ nấm linh chi có tác dụng ngăn cản sự tổng hợp cholesterol thông qua việc chuyển đổi acetate hoặc mevalonate- các tiền chất của cholesterol. Hợp chất 26-oxygenosterol có tiềm năng như một tác nhân trị liệu mới trong việc hạ cholesterol huyết. Năm 2008, tại Malaysia, Chow-Chin Tong  và Yew-Keong Choong cùng các cộng sự  cũng chứng minh tác dụng hạ cholesterol trên chuột của loài nấm được quan tâm này. Chuột được cho ăn với chế độ khác nhau. Trong đó, nhóm chuột nuôi được bổ sung 0,1% linh chi cho thấy sự giảm đáng kể TG, TC và LDL, hơn nữa còn thấy sự gia tăng HDL khi so sánh với nhóm chứng được cho ăn với chế độ bổ sung 1% cholesterol nhưng không dùng linh chi.  Năm 2010, Rosa´lia Rubel và cộng sự đã thực hiện thí nghiệm trên 2 nhóm chuột với chế độ ăn cholesterol bình thường và nhóm chuột cho ăn làm gia tăng cholesterol huyết. Cả hai nhóm chuột đều được cho uống linh chi với các liều khác nhau 85, 50, và 10%. Sau...

NẤM LINH CHI KHÁNG VIÊM HIỆU QUẢ

NẤM LINH CHI KHÁNG VIÊM HIỆU QUẢ

Nấm linh chi kháng viêm hiệu quả giúp cơ thể đào thải độc tố nhanh. nấm linh giúp các tế bào tăng cường khả năng trao đổi oxy nhanh, tăng khả năng lọc bỏ độc tố có hại cho cơ thể Tham khảo thêm một số tin tức vế nấm linh chi Tin Nấm Linh Chi Sử dụng nấm linh chi Công dụng nấm linh chi Chế biến nấm linh chi NẤM LINH CHI VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM Viêm là một quá trình phức tạp và là một phần của hệ miễn dịch cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật hoặc chấn thương. Viêm được đặc trưng bởi bốn dấu hiệu bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau. Quá trình sản xuất quá mức một số chất trung gian gây viêm có thể dẫn đến các bệnh mãn tính. Hiện tượng viêm liên quan mật thiết với các bệnh mãn tính như viêm khớp, tiểu đường, bệnh tự miễn, ung thư, tim mạch, Alzheimer… Thực tế, cơ chế miễn dịch –tác nhân hoạt hóa và tương tác với các tế bào miễn dịch khác nhau- đóng vai trò quan trọng trong sinh nguyên của các bệnh có nguồn gốc viêm, kết quả làm gia tăng quá mức các chất trung gian gây viêm. Vì vây, đích tác động chính của trị liệu viêm bằng các loại dược liệu là phải tìm kiếm đặc tính ức chế sự sản sinh các chất trung gian gây viêm của các tế bào miễn dịch.   Hiện tượng viêm và các bệnh liên quan Rất nhiều dược liệu có tác động ức chế viêm và chống viêm khớp. Nhìn chung, các thảo dược đẩy lùi được các hiện tượng viêm nhiễm. Gần hai thập kỷ nay, linh chi- một dược liệu sử dụng lâu đời và rộng rãi trong y học Trung Hoa được nghiên cứu sâu hơn về tác dụng kháng viêm của nó. Nhiều hoạt chất phân lập từ linh chi gây ra các tác động trên hệ miễn dịch khác nhau. Selenium từ polysaccharide nấm linh chi ngăn chặn sự sản sinh các oxid nitric bởi sự kích hoạt lippopolysaccharid và làm giảm sự biểu hiện của các cytokine trung gian gây viêm bao gồm NO synthase, IL-1, TNF-α. Bên cạnh đó, các cytokine kháng viêm như IL-10 được gia tăng đáng kể khi sử dụng selenium nano từ nấm linh chi trong trị liệu. Năm 2008, nhóm nhà khoa học người úc thử nghiệm về hoạt tính kháng viêm trên chuột bằng mô hình viêm cấp-gây bằng carrageenean và viêm mạn- gây bằng formalin. Phân đoạn chloroform của dịch chiết nấm linh chi-phân đoạn giàu terpenoid- được sử dụng trong trị liệu. Thông qua đánh giá mức độ phù chân, kết quả cho thấy các phản ứng viêm cấp và viêm mạn đều bị ức chế bởi dịch chiết. Liều thể hiện tác động hiệu quả đáng kể là 100 mg/kg khi so sánh với thuốc chuẩn diclofenac. Sự phù chân do carrageenan giảm 73,4% và 62,3% lần lượt với trị liệu bằng nấm linh chi 100 và 50 mg/kg. Trong mô hình viêm mạn bởi formalin, sự phù chân tương ứng giảm 63,4% và 53,4% tương ứng 2 liều trên.  Mô hình kháng viêm trên chuột của dịch chiết chloroform nấm linh chi Tương tự về khía cạnh này, nhiều nhà khoa học tin rằng nhóm hợp chất polysaccharide (GLP) trong loài nấm này đóng vai trò quan trọng trong tác động kháng viêm và kháng khối u. Có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng polysaccharide này làm tăng  các yếu tố hoại tử khối u và các interferon. Năm 2011, nhóm nhà khoa học ở Ấn Độ thực hiện thí nghiệm trên chuột về đặc tính kháng viêm của polysaccharide nấm linh chi. Ở liều 25, 50 and 100 mg/kg, GLP ức chế phản ứng viêm cấp gây ra bởi carrageenean và phản ứng viêm mạn gây ra bởi formalin. Ở liều 100 mg/kg GLP thể hiện tác động kháng viêm tương đương với diclofenac liều 10mg/kg. Vì thế, đề tài trên cho thấy rõ ràng về tác dụng kháng viêm của hợp chất polysaccharide từ nấm linh chi.  Bên cạnh đó, hợp chất β-D glucan chiết xuất từ thể quả của nấm linh chi làm giảm hoạt động của enzyme inducible nitric oxide synthetase và sự biểu hiện của gen TNF-mRNA qua đó thể hiện tác động kháng viêm hiệu quả. Nhiều đề tài cũng chứng minh tác dụng hỗ trợ của nấm linh chi trong kháng viêm. Năm 2005, Chan và cộng sự đã báo cáo về tác dụng tăng cường sự trưởng thành của các DC bằng cách làm gia tăng các dấu chứng CD40, CD80 và CD86. Cung cấp thêm bằng chứng về tác động phụ trợ của nấm linh chi, năm 2009,...

Thành phần nấm linh chi

Thành phần nấm linh chi

Thành phần trong nấm linh chi Từ xa xưa, con gười đã biết sử dụng nấm linh chi như một loại dược liệu quý giá. Theo “Thần nông bản thảo” và “ Bản thảo cương mục” ghi chép lại, nấm linh chi có công dụng kỳ diệu, xếp vào loại siêu thượng phẩm trên cả nhân sâm. Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum thuộc họ Nấm Lim. Ngoài ra, Linh chi còn có các tên gọi khác như: linh chi thảo, nấm Lim, nấm thần tiên, nấm trường thọ.... Linh chi là loại nấm hóa gỗ, sống một năm hay lâu năm. Thể quả có mũ dạng thận, tròn, hoặc dạng quạt, dày, đường kính 3-10 cm, cuốn dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh, mặt trên mũ có dòng đồng tâm, mép lượn sóng, bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, màu gỉ sắt có một mẫu loài và nhiều gai nhọn. Toàn cây nấm màu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen. Nấm linh chi thường mọc trên các cây sống hoặc cây đã chết, trên rất nhiều cây gỗ mọc trong rừng . Đặc biệt, nấm linh chi “ưa thích” mọc trên các cây thuộc họ Đậu như lim, phượng vĩ... Nấm linh chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tư bổ cường tráng. Linh chi là dược phẩm có thành phần dinh dưỡng cao. Các thành phần hóa học trong thành phần nấm linh chi gồm Hợp chất đa đường (45% số lượng): beta D-glucane, arabinogalactane, ganoderane A, B và C Triterpen: acide ganoderic A,B,C D, F, H, K, M, R, S và Y, các acid lucidenic A,B, C, D, E, F, G..., các lucidon A, B, C, các acid ganolucidic A, B, C, D và E, ganoderal A, các ganoderiol A, B, C, D, E, F, G, H, I, các ganoderol A và B, ganodermanonol, ganodermatriol... Ganodermadiol, phân sinh của các acide lanostaoic Esteriod: Ganodosterone. Acid béo: các acid tetracusanoic, stearic, palmitic, monadecanoic, behenic. Chất đạm protid: Ling Zhi-8, glycoproteine (lactine). Khoáng chất germanium, calcium, K, Fw, Mg, Mn, Zn, Ca, Be, Cu, Ag, Al, Na... Những chất khác: manitole, trechalose, adenune, lysine, acide stearic, ...và rất nhiều acid amin. Hàm lượng germanium trong linh chi cao hơn 5-8 lần trong nhân sâm. Theo các nghiên cứu, germanium giúp máu lưu thông, làm tăng sức cho tế bào giúp hấp thụ oxy tốt hơn. Ngoài ra, gần đây các nhà khoa học còn phát hiện trong linh chi có polysacharit cao có trong linh chi. Thành phần polysacharit có tác dụng làm tăng miễn dịch cho cơ thể, mạnh gan, diệt các tế bào ung thư. Acid ganodermic có trong linh chi cũng có tác dụng chống dị ứng và chống viêm Theo sách “Thần nông bản thảo”, linh chi được chia thành 6 loại: Thanh chi: vị toan bình, có công dụng sáng mắt, an thần, bổ can khí Xích chi: vị đắng, ích tâm khí, chủ vị, tăng trí tuệ Hắc chi: ích thận khí, làm đầu óc sảng khoái, tinh tường Bạch chi: ích phế khí, tăng cường trí nhớ Tử chi: bảo thần, ích tinh, cứng gân cốt, làm đẹp da Nấm linh chi phân bố khắp thế giới, đặc biệt nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản....Ở nước ta, nấm linh chi thường phân bố ở Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,... Linh chi thường phát triển mạnh vào mùa hè. Thuở xưa, con người thường hái linh chi tự nhiện trong rừng rậm. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, nhiều người đã tự gây trồng linh chi. Tiến trình nảy mầm của linh chi tự nhiên và gây trồng không có gì khác nhau. Việc gây trồng linh chi không khó. Cái khó ở đây là phải tạo một môi trường gần giống với môi trường tự nhiên để linh chi có thể nảy mầm, tạo ra sản phẩm chất lượng nhất. Thông thường, khi nuôi trồng linh chi, người ta thường sử dụng mùn cửa của những loại than mềm, không dầu, không độc tố, không ẩm mốc làm nguyên liệu. Sau đó làm ẩm mùn cưa, tiến hành kiểm tra độ ẩm (thường đạt 65%), người ta mới bắt đầu tiến hành các trồng nấm linh chi. Trồng linh chi là một quá trình đòi hỏi sự kỹ lưỡng và cẩn thận. Một cây linh chi gây trồng là cả tâm huyết và nhiệt huyết của những con người cần cù lao động. Linh chi thường được chỉ định để trị các bệnh như: Suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ Viêm khí quản mãn tính, bệnh ho lao do nhiễm bụi silic Viêm gan, huyết áp cao Đau mạch vành tim, tăng cholosterol huyết Đau dạ dày, chán ăn... Tóm lại, linh chi là dược liệu để bồi bổ...

Nấm linh chi là gì?

Nấm linh chi là gì?

NẤM LINH CHI- THẦN DƯỢC VÌ SỨC KHỎE Nấm linh chi từ thuở xưa đã được mang danh là thần dược trị bách bệnh. Hơn 4000 năm trước ở Trung Quốc, nấm linh chi xuất hiện và chỉ được dùng riêng cho vua chúa, quý tộc, mang tác dụng bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Ngày nay, nó được tìm và sử dụng rộng rãi trên thế giới cả về lĩnh vực y tế và làm đẹp, không quá khó khăn để bạn có thể sử dụng nó, vậy Nấm linh chi là gì và nó mang những tác dụng gì để nó trở thành một thần dược quý như vậy, bài viết này sẽ trả lời tất cả những điều đó.   Nấm linh chi là gì? Nấm linh chi xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1621, nó mang nhiều tên gọi khác nhau: Tiên thảo, Nấm vạn năng, Nấm trường sinh, Hạnh nhĩ,…mà tên Nấm linh chi là phổ biến hơn cả. Ngày nay, được phát triển phổ biến ở rất nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, … và cả Việt Nam. Hiện nay có 6 loại phổ biến: Linh chi xanh, Linh chi đỏ, Linh chi vàng, Linh chi trắng, Linh chi đen và Linh chi tím. Tuy nhiên, linh chi đỏ là loại có dược tính mạnh nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Đây là loại Nấm linh chi thân gỗ, nấm khi còn non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Hiện nay, nó được nuôi trồng và chăm sóc với số lượng lớn để phục vụ cho nhu cầu về sức khỏe cũng như làm đẹp của con người, hơn thế nữa, nó còn là một dược phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao.   Công dụng kì diệu của Nấm linh chi Khi được hỏi về công dụng của Nấm linh chi, chắc chắn bạn có thể tự hình dung những lợi ích của nó, tuy nhiên sẽ là những câu trả lời chung chung như: tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, làm đẹp da, trẻ hóa làn da,…Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đem lại cho bạn những tác dụng cụ thể của loại thảo dược thần kì này. Thứ nhất, đối với hệ miễn dịch: Nấm linh chi giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng sức mạnh cho hệ miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn,…Đồng thời, nó giúp sản sinh nhiều loại vitamin, chất đạm, chất khoáng tốt và cần thiết cho cơ thể. Thứ hai, đối với hệ tiêu hóa: Nấm linh chi giúp tạo cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn, làm sạch ruột từ đó chống triệu chứng táo bón. Thứ ba, đối với hệ thần kinh: Như mọi người đều biết, Nấm linh chi giúp an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Nó hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị đau đầu, mất ngủ, suy nhược, stress,…từ đó tạo cảm giác thoải mái về sức khỏe cho người sử dụng. Thứ tư, đối với hệ bài tiết: Trong Nấm linh chi có một nhóm chất là Sterois có tác dụng giải độc, bài tiết gan, ngừng tổng hợp Cholesterol có hại cho cơ thể và ức chế nhiều loại vi khuẩn gây hại. Vì vậy, nó phù hợp cho việc điều trị các căn bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ gan,… Thứ năm, đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm xơ cứng động mạch, làm sạch máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trở nên thuận tiện hơn và tăng cường điều hòa, tuần hoàn máu. Thứ sáu, nấm linh cho là thần dược chữa bệnh: Chất Germanium trong Nấm linh chi giúp ngăn chặn tế bào ung thư xuất hiện và nảy sinh trong cơ thể, ngoài ra nó còn có tác dụng loại trừ và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Thành phần Polysacchanride giúp làm giảm đường huyết trong máu, từ đó hỗ trợ cho bệnh nhân mắc căn bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong Nấm linh chi còn có các Acid Ganoderic giúp khử độc tố trong cơ thể, giúp cơ thể bài trừ nhanh các chất độc, ngay cả kim loại nặng.           Thứ bảy, Nấm linh chi là thần dược đẹp da: Đây là tác dụng có lẽ ai cũng biết về Nấm linh chi, đặc biệt là chị em phụ nữ. Nấm linh chi giúp loại bỏ các sắc tố lạ trên da, mang lại một làn da khỏe mạnh, hồng hào, đồng thời chống lại các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá,.. Cách sử...

Công dụng khi sử dụng nấm linh chi

Công dụng khi sử dụng nấm linh chi

Công dụng tuyệt vời khi sử dụng nấm linh chi Nấm linh chi Hàn Quốc được biết đến là loại thảo dược có công dụng tốt hơn cả nhân sâm và được coi là một loại thuốc quý có tác dụng giải độc gan, phòng chống ung thư, chống lão hóa giúp tăng tuổi thọ khi sử dụng sản phẩm này. Hiện nay, nấm linh chi được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam bởi lợi ích tuyệt vời và được toàn thế giới công nhận giá trị khoa học của loại nấm này trong đời sống hàng ngày. Loại nấm này được coi là một loại thảo dược có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người nên được rất nhiều người quan tâm. Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe nấm linh chi còn hỗ trợ làm đẹp cho chị em phụ nữ rất tốt. Nấm linh chi được chia ra làm 6 loại và mỗi loại đều có một công dụng đặc biệt. Trong 6 loại thì linh chi đỏ có tác dụng trị liệu tốt nhất và được mọi người dùng nhiều nhất trên thế giới. Nấm linh chi đỏ sở dĩ tốt cho sức khỏe bởi lý do giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch trong cơ thể làm việc tốt hơn, làm cơ thể hoạt động tốt nhất và chống lão hóa. Công dụng tuyệt vời khi sử dụng nấm linh chi như sau: Nấm linh chi còn có tác dụng làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao. Có tác dụng tốt cho gan do trong nấm linh chi có thành phần axit ganoderic giúp trị các chứng bệnh về gan rất hiệu quả Nấm linh chi giúp chống khối u trong cơ thể hiệu quả do có chứa các hoạt chất kháng khối u như triterpenes - chất ngăn ngừa sự lan rộng của các khối u ác tính. Linh chi được các nhà khoa học chứng minh là giúp đánh bật khối u hiệu quả theo nhiều cách khác nhau và ngăn ngùa được sự di căn. Tác dụng của nấm linh chi đối với các bệnh về tim mạch: giúp chống xơ mạch hay còn gọi là bệnh xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ và các biến chứng khác của bệnh tim. Ngoài tra loại nấm này còn có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu. Điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu hiệu quả nhất khi sử dụng nấm linh chi. Có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa làm sạch ruột, phòng chống các bệnh về tiêu hóa Giúp bảo vệ gan có hiệu quả tốt trong việc điều trị các bệnh về gan Có tác dụng kháng khuẩn ức chế các loại vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch Trong nấm linh chi có thành phần Polysaccharide  giúp thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin – nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Từ đó làm giảm lượng đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường tốt nhất, làm cho tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể. Ngoài tác dụng làm đẹp thì nấm linh chi còn có công dụng làm đẹp thần kỳ và được chị em phụ nữ rất yêu thích. Nấm linh chi được phái đẹp sử dụng thay nước để giúp duy trì sắc đẹp, gìn giữ nét xuân tươi trẻ. Nấm linh chi có công dụng chống lão hóa, ngăn ngừa lão hóa và giảm lão hóa đến mức thấp nhất. Có công dụng làm đẹp da cho chị em phụ nữ, khi đến một độ tuổi nhất định da họ sẽ xuất hiện nám da và tàn nhang khiến bạn mất tự tin. Khi đó dùng nấm linh chi là sự lựa chọn trong việc là đẹp da, phục hồi da đúng đắn nhất. Có tác dụng giảm cân chỉ bằng cách uống nấm linh chi vào mỗi buổi sáng sớm để thanh lọc cơ thể, bài tiết được các chất độc hại và nhiều công dụng tuyệt vời khi bạn uống nấm linh chi mỗi người. Ngoài ra, nấm linh chi còn được biết đến là loại thảo dược giảm mỡ an toàn cho cơ thể đem lại cho người sử dụng cơ thể thon gọn nhất. Trên đây là những công dụng khi sử dụng nấm linh chi với cả tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể và...

Sự Công Hiệu Nấm Lim Xanh

Sự Công Hiệu Nấm Lim Xanh

Nấm Lim Xanh Có Thực Sự Công Hiệu Như Lời Đồn? Trong thời gian gần đây, Nấm Lim Xanh nổi lên như một loại thần dược có công dụng cực kì hữu hiệu trong việc điều trị các loại bệnh như: rối loạn miễn dịch, cao huyết áp, bổ thận, bổ phổi chống lão hóa... Vậy Nấm Lim Xanh Có Thực Sự Công Hiệu Như Lời Đồn? Cùng tìm hiểu để có được câu trả lời chính xác.   Nấm Lim Xanh là gì? Nấm lim xanh ( tên khoa học của là Ganoderma lucidum ) hay còn gọi là Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung… được xếp thuộc họ nấm lim. Là một loại thảo dược quý được xếp vào loại siêu thượng phẩm có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày), là một dược liệu quý dùng để làm thuốc điều trị bệnh. Nấm Lim Xanh gồm những loại nào? Người ta phân nấm lim xanh thành các loại như sau: - Hồng linh chi: Loại mọc từ rễ cây lim ra nấm màu đỏ. - Hắc linh chi: Loại mọc từ vỏ cây lim ra nấm màu đen. - Bạch linh chi: Loại mọc từ lõi cây lim ra nấm màu trắng. - Hoàng linh chi: Loại mọc từ lõi cây lim ra nấm màu vàng. - Thanh chi: nấm màu xanh. - Tử chi: nấm màu tím. Cách phân biệt nấm thật và giả: - Đối với nấm thật: hình thức xấu xí, không đông đều. rễ còn dính vỏ hoặc một ít vụn cây. Vị đắng, màu không đẹp mắt. - Đối với nấm giả: Hình thức đẹp, đồng đều, rễ sạch, vị không đắng, màu đẹp mắt. Công dụng: Trong nấm lim xanh có các hoạt chất quý giá cho sức khỏe đã được khoa học chứng minh: - Chất germanium tồn tại dưới dạng hữu cơ nên có khả năng chống lại vi khuẩn, virus, tăng cường hệ miễn dịch, tiêu diệu những gốc tế bào ung thư gây hại. - Vitamin B, C, D, E tốt cho sức khỏe, vitamin B giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ăn ngon miệng, làm sáng mắt đẹp da, ngăn ngừa bệnh tim mạch. - Nấm có tác dụng tiêu diệt cơ chế sinh sản lipoprotein xấu và ngăn ngừa khả năng hình thành các mảng máu đông, cải thiện tuần hoàn máu. - Hoạt chất Alkaloid (có chứa nito) và Adenosine rất hữu dụng trong việc làm giãn mạch máu cho phép oxi và chất dinh dưỡng đến khắp nơi trong cơ thể. Giúp tăng năng lượng và giúp đẩy nhanh quá trình hàn gắn vết thương, điều hòa huyết áp. - Hoạt chất Triterpenes có công dụng hổ trợ điều trị tốt cho gan, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan, tăng cường miễn dịch tiêu diệt tế bào gây bệnh. Cách sử dụng nấm lim xanh để có được tác dụng tốt nhất. - Ngâm rượu: Cách này có thể giữ được nấm lâu và dùng thường xuyên. Tuy nhiên nó chỉ thích hợp với những người uống được rượu. Cách ngâm: Bạn cho nấm lim phơi khô ngâm với rượu trắng. Tỉ lệ ngâm khoảng 100 gr nấm - 1 lít rượu. - Đun nước uống: Nếu không uống được rượu, bạn hoàn toàn có thể dùng nấm theo cách này: Lấy khoảng 100gr nấm đun với 2 lít nước sôi. Cho sôi khoảng 30 phút. Sau đó để nguội uống dần. - Dùng trực tiếp: Làm sạch nấm. Thái lát, phơi khô. Sau đó nghiền thành bột rồi hòa với nước uống. Cho thêm mật ong nếu thấy khó uống Một số lưu ý khi sử dụng nấm mà bạn nên biết: Không nên dùng đường thay mật ong để kết hợp với nấm. Chú ý sử dụng thêm các loại thực phẩm có chứa chất xơ, cải...Tránh ăn đổ ăn hộp, uống các loại nước uống có gas. Nên uống thường xuyên. Nấm không có tác dụng phụ với thuốc Tây nên bạn có thể sử dụng đồng thời với thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tham khảo thêm tin tức nấm linh chi  /  Giá nấm lim xanh

Nấm lim xanh trồng ở đâu?

Nấm lim xanh trồng ở đâu?

Nấm lim xanh trồng ở đâu? Nấm lim xanh được mọi người biết đến là loại thảo dược thần kì do đó việc tìm kiếm nấm lim xanh không hề dễ dàng. Vậy để trả lời cho câu hỏi nấm lim xanh trồng ở đâu? Các bạn hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi. Nấm lim xanh loại thảo dược quý Trong lĩnh vực đông ý, nấm lim xanh được mọi người biết đến là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng. nấm lim xanh giúp con người ta đẩy lùi được nhiều bệnh nan y như đẩy lùi và phòng chống bệnh ung thư; hỗ trợ điều trị các bệnh Gout, tai biến mạch máu não,… Theo những chia sẻ của những người chuyên tìm kiếm và khác thác nấm lim xanh thì họ cho rằng việc xác định nấm linh xanh trồng ở đâu là điều vô cùng khó. Vì họ cho rằng việc quá trình kinh tế diễn ra nhanh, làm cho diện tích rừng bị giảm sút cũng góp phần làm giảm đi một lượng lớn nấm linh xanh trong tự nhiên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thì việc trồng nấm linh xanh là một giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Ra đời cách đây hàng ngàn năm, cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh” đã xếp nấm lim xanh vào loại “ siêu thương phẩm”, quý nhất trong tất cả các loại thảo dược vượt qua cả nhân sâm. Tuy nhiên, nấm lim xanh vô cùng đắng, bã của nấm lim xanh để lâu cũng rất khó bị hỏng, bị thiu. Nấm lim xanh trồng ở đâu? Tại Việt Nam, nấm lim xanh được trồng ở vùng núi huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam. Và đây chính là vùng duy nhất trồng được nấm lim xanh để cho ra chất lượng đạt yêu cầu cho ra thành phẩm nấm lim xanh tốt nhất. Có lẽ, do chính điều kiện thổ nhưỡng cũng như khí hậu ôn hòa thuận lợi đã mang lại cho huyện Tiên Phước một sản vật quý mà không nơi nào có được. Với giá trị kinh tế ngày càng cao cũng như biết được nấm lim xanh có tác dụng thần kì nên tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục cố gắng để duy trì cũng như phát triển loại nấm quý giá này. Trên thị trường, có rất nhiều loại nấm lim xanh giả, để mọi người biết cách phân biệt hay mua đúng sản phấm nấm lim xanh Tiên Phước, thì hãy đến với huyện Tiên Phước- Quảng Nam. Những thông tin vừa rồi mà chúng tôi cung cấp cũng đã trả lời cho câu hỏi nấm lim xanh trồng ở đâu? Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm kiếm được vùng trồng nấm lim xanh chất lượng. Tham khảo thêm tin tức nấm linh chi  /  Giá nấm lim xanh

Phôi nấm linh chi

Phôi nấm linh chi

Trồng Phôi nấm linh chi Chia sẽ kinh nghiệm trồng nấm linh chi đỏ của công ty tnhh tm sâm yến nhật minh - Chào các bạn hôm nay mình sẽ giới thiệu và hường dẫn các bạn trồng phôi nấm linh chi .Chất lượng nấm linh chi tốt hay không quan trọng là do chất dinh dưỡng nguyên liệu trong bịch phôi nấm linh chi. - Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây nấm linh chi. - Muốn tai nấm linh chi to hơn thì bạn tăng cường chất dinh dưỡng trong phôi nấm linh chi. Có thể làm bịch phôi lớn theo nhu cầu giá cả thị trường để ra cây nấm  linh chi có size lớn như các loại nấm linh chi hàn quốc, nấm linh chi nhật bản, nấm linh chi trung quốc. - Nấm linh chi có các loại như sau : linh chi Thanh chi (xanh) vị toan bình. Giúp sáng mắt, giúp an thần, bổ can khí, nhân thứ, dùng lâu sẽ thấy thân thể nhẹ nhàng và thoải mái. Hồng chi (đỏ) hoặc Xích chi có vị đắng, chủ vị, ích tâm khí, giúp tăng trí tuệ,  . Hắc chi (đen) ích thận khí, Giúp đầu óc sản khoái và Minh mẫn. Bạch chi (trắng) ích phế khí,hỗ trợ não và làm tăng trí nhớ dai. Hoàng chi (vàng) ích tì khí, giúp trung hòa và an thần. Tử chi (tím đỏ) bảo thần, giúp làm cứng gân cốt, da tươi đẹp, ích tinh. Hiện tại ở việt nam và các nước trồng giống chủ yếu là hồng chi còn được gọi là nấm linh chi đỏ kỹ thuật trồng nấm linh chi  Nguyên liệu Chuẩn bị  : Nấm Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Nấm Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo. Phương pháp xử lý nguyên liệu Chuẩn bị: - Mùn cưa của các loại gỗ kể trên.- Túi nilon chịu nhiệt.- Bông nút, cổ nút…- Các phụ gia khác (bột nhẹ,…) - Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày). Phương pháp đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng. Phương pháp thanh trùng: Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 1000C, thời gian kéo dài 10-12 giờ. Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-1260C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút. Thanh Trùng Phôi Nấm Linh Chi Kỹ thuật trồng nấm Linh Chi Nhà Nuôi Trồng Nấm Linh Chi Phương pháp cấy giống Nấm linh chi Chuẩn bị: - Phòng cấy nấm : Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh). - Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…- Nguyên liệu: Đã được thanh trùng, để nguội. - Giống: Sử dụng hai loại giống nấm chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại… Cấy giống nấm : Phương pháp 1: Cấy giống nấm trên que gỗ. Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống nấm phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu. Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu). Chú ý:Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống. Phương pháp ươm túi Chuẩn bị khu vực ươm nấm linh chi Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-300C. Ươm túi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần...

Buôn bán “thần dược” ở Tiên Phước

Buôn bán “thần dược” ở Tiên Phước

Thời gian vừa qua, tại Quảng Nam đang rộ lên phong trào tìm mua nấm lim xanh, loại nấm theo như mọi người đồn đoán là "thần dược" có thể chữa được bệnh ung thư. Chính từ niềm tin vào công dụng chữa bệnh thần kỳ đó mà người mua khi đến đây dễ bị nhầm lẫn giữa giả và thật cũng như vô số lời cò mồi gây nên sự hỗn loạn, lừa đảo trên thị trường buôn bán nấm lim xanh. Hỗn loạn thị trường buôn bán nấm lim xanh Trong vai người đi mua nấm với lý do có người thân bị bệnh xơ gan cổ trướng, nhóm phóng viên chúng tôi bắt xe ngược hơn 100km lên đến thị trấn Tiên Kỳ - thủ phủ của huyện Tiên Phước (Quảng Nam). Chúng tôi dừng ngay tại một quán bán bánh mì của bà lão đã ngoài 60 tuổi ở trung tâm thị trấn để dò la. Sau một hồi bắt chuyện, biết chúng tôi từ nơi xa đến để tìm mua nấm lim xanh, bà liền lên tiếng khuyên ngăn: "Nấm lim à, bữa nay khó mua được nấm thật lắm cháu à. Ngay cả bà là người ở đây mà khi tìm mua nấm lim xanh gửi cho người bà con xa tận trong Nam mà vẫn bị lừa. Bữa nay họ làm giả tinh vi lắm!". Buôn bán “thần dược” ở Tiên Phước 1  Có thể tìm thấy cả chục cửa hàng bán nấm lim xanh như thế này ở Quảng Nam. Trở lại với câu chuyện sau khi bà lão giải thích và khuyên giải, một người đàn ông làm bảo vệ tên Hải cho một công ty TNHH gần đó có ý cò mồi hứa sẽ dẫn chúng tôi đến ngay địa chỉ mua nấm thật. Thông qua cuộc điện thoại trao đổi chớp nhoáng giữa ông Hải và một cò mồi khác tên Tí, trong cuộc nói chuyện, Tí khẳng định cơ sở mà anh nói với chúng tôi là nơi bán nấm lim thật 100%. Để thuyết phục chúng tôi, ông Tí còn đưa ra địa chỉ cho chúng tôi đến đó và tự hỏi mua. Lần theo địa chỉ mà ông Tí cung cấp, nơi bán nấm lim xanh là một hiệu sách giáo dục. Khi được biết mục đích đến của chúng tôi là tìm mua nấm thì bà chủ tên Phương mặt hứng khởi xách từ trong nhà ra 2 bao lớn nấm lim, nhanh nhảu nói: "Em muốn mua nấm lim, tìm đến chỗ chị là đúng rồi đó. Những người từ xa tìm đến cửa hàng chị rất nhiều. Chị cũng lấy giá mềm thôi. Ở đây có nhiều cửa hàng bán nấm lim nhưng không có chỗ nào giá rẻ như ở chỗ chị đâu. Thấy em đường xa tới đây mua nên chị sẽ để lại cho em 1 cân với giá 2 triệu 100 ngàn". Sau một hồi quan sát, lấy lý do muốn tìm hiểu thêm giá cả, chúng tôi xin phép tìm đến 1 cửa hàng khác cũng thuộc địa bàn thị trấn Tiên Kỳ. Đây là 1 đại lý lớn hơn so với cửa hàng của bà Phương. Bắt chuyện với chúng tôi, bà chủ tên Thịnh giới thiệu rằng, mỗi tháng, cửa hàng của bà bán đi khoảng gần 100 cân nấm lim. Đa số là những người từ Hà Nội và Sài Gòn có nhu cầu tìm tới mua nấm. Đổ hai bao nấm xuống sàn, bà cố gắng giải thích cho chúng tôi từng loại nấm với những kích cỡ khác nhau. Mỗi loại có một giá riêng. Loại rẻ nhất cũng là 1 triệu 600 ngàn đồng 1 cân, còn loại đắt nhất lên đến 8 triệu đồng mỗi cân. Khi chúng tôi thắc mắc tại sao lại có sự chênh lệch lớn đến thế, bà giải thích rằng những loại có giá cao thường là những cây nhiều năm tuổi hơn và có kích thước lớn hơn. Để tạo thêm sự tin tưởng, bà cho biết thêm: "Hàng của tôi cũng được lấy từ vùng núi Tiên Hiệp về". Theo điều tra của nhóm phóng viên, giá cả mà các chủ bán nấm lim xanh hét giá đối với người mua là chính bản thân họ tự đặt ra. Việc định giá cho sản phẩm nấm lim xanh khác với nhiều sản phẩm hàng tiêu dùng khác trên thị trường. Nhớ lại cái buổi đầu tiên khi người ta phát hiện và thổi bùng công dụng của nấm lim, lúc đó, 1kg nấm có giá lên đến gần cả 60 - 70 triệu đồng. Rất nhiều người đã phất lên từ việc buôn bán nấm theo kiểu siêu lợi nhuận thời đó. Còn hiện nay, tuy giá cả nấm lim không còn...

Công dụng riêng của các loại nấm linh chi

Công dụng riêng của các loại nấm linh chi

Công dụng riêng của các loại nấm linh chi Công dụng riêng của các loài nấm Linh chi Qing Zhi ( Xanh) - Chua - Cải thiện thị lực và chức năng gan, làm dịu thần kinh Chi Zhi ( Đỏ) - Cay đắng - Các cơ quan viện trợ nội bộ, cải thiện trí nhớ, tăng cường sức sống, Huang Zhi ( Vàng) - Ngọt ngào - Tăng cường chức năng lá lách, an thần Băi Zhi ( Trắng) - Hăng - Cải thiện chức năng phổi Hei Zhi ( Đen) - Mặn - Bảo vệ thận Zi Zhi( Tím đỏ) - Hơi ngọt - Tăng cường chức năng thính giác, khớp, cơ bắp Sau đây là tác dụng cụ thể của nấm Linh chi đối với con người 1. Đối với thần kinh Linh chi giúp làm giảm căng thẳng thần kinh, tăng cường trí nhớ, giúp ngủ ngon. Nếu có một tinh thần sảng khoái, chúng ta sẽ có sức đề kháng tốt hơn. Linh chi giúp cơ bắp thư giãn, giảm đau (đau ức chế). 2. Đối với hệ thống miễn dịch : Làm chậm quá trình lão hóa  Nấm Linh chi chứa Polysaccharides giúp thúc đẩy và điều chỉnh chức năng miễn dịch, tăng cường sự sống cũng như sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, Linh chi có thể giúp cân bằng trao đổi chất, thúc đẩy quá trình tổng hợp acid nucleic, protein, chống gốc tự do. Polysaccharides thúc đẩy sự tổng hợp AND và phân chia tế bào do đó trì hõan việc cơ thể bị lão hóa. Cardiotonic Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và Nhật Bản phát hiện ra rằng nấm Linh chi có chứa các acid ganoderic thuộc nhóm các chất tự nhiên được gọi là Triterpens. Các thành phần này giúp lưu thông máu tốt, giảm tiêu thụ oxy trong cơ tim, làm giảm Cholesterol trong máu, ức chế sự tập kết tiểu cầu là nguyên nhân của các cơn đau tim, cao huyết áp và tai biến mạch máu. Cơ chế chủ yếu của chúng là chống lại các mảng bám trên thành động mạch( các mảng bám này làm cho thành động mạch bị thu hẹp – nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch.   Chống ung thư Các nghiên cứu về tác dụng nấm Linh chi được tiến hành chủ yếu ở Nhật Bản, nấm Linh chi được chứng minh là có tác dụng chống khối u. Họat chất chủ yếu chống ung thư được gọi là Beta – D – glucan. Beta – D – glucan là một Polysaccharide cơ bản – một phân tử đường lớn được tạo thành từ sự kết dính của nhiều chuỗi phân tử nhỏ liên kết các axit amin. Sự kết hợp đó kích thích hoặc điều chỉnh hệ thống miễn dịch bằng cách kích hoạt các tế bào miễn dịch như đại thực bào và tế bào T – helper, cũng như tăng mức immunoglobin ( immunoglobins là những loại hình cụ thể của các kháng thể) được sinh ra để chống lại vi khuẩn, virus và tế bào khối u.  Chống dị ứng: Trong những thập niên 1970 và 1980, các nhà nghiên cứu của Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chống dị ứng của nấm Linh chi. Các nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất từ nấm Linh chi ức chế đáng kể các lọai khác nhau của các phản ứng dị ứng, bao gồm cả tác động tích cực đối với bệnh hen suyễn và viêm da tiếp xúc. Năm 1990, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm khoa học Y tế Texas tại San Antonio chỉ ra rằng nấm Linh chi có thể được sử dụng hiệu quả trong điều trị cứng cổ, vai cứng, viêm kết mạc, viêm phế quản, thấp khớp, và cải thiện hệ thống miễn dịch mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.    Hàn gắn Gan Nấm Linh chi có tác dụng bảo vệ tổn thương gan do các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học. Tại Trung Quốc, nấm Linh chi được sử dụng để điều trị viêm gan mãn tính, hiệu quả từ 70,7 % đến 98% sau từ 2 đến 15 tuần điều trị. Tại Nhật Bản, Linh chi được sử dụng để điều trị bệnh nhân suy gan.     Giải độc và mang lại sức sống cho cơ thể Linh chi cũng có thể loại bỏ các chất độc tích lũy trong cơ thể do việc uống thuốc tây, sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Germanium hữu cơ trong nấm Linh chi giúp tăng cường lượng oxy trong máu hơn 1,5 lần. Nó cũng làm tăng khả năng trao đổi chất và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.     Tác dụng với thận Bệnh thận là một trong những bệnh chữa trị khó khăn nhất, bao gồm viêm thận cấp...

Dùng nấm linh chi như thế nào cho có hiệu quả cao?

Dùng nấm linh chi như thế nào cho có hiệu quả cao?

  Dùng nấm linh chi như thế nào cho có hiệu quả cao?     Các dạng thuốc trích ly, thuốc sắc, canh thuốc thường bỏ bã, do đó không tận dụng được các hoạt chất của linh chi không tan trong nước. 1/.Do đó cách sử dụng tốt nhất là: Nghiền toàn bộ nấm linh chi (cả mũ nấm và cuống nấm) thành bột mịn. Khi dùng ăn cả bã và nước (Kể cả món canh thuốc). Khi sắc thuốc có linh chi với nhiều vị khác, cho bột linh chi vào túi riêng, lúc bỏ bã thuốc thì lấy bã linh chi trong túi để ăn rồi uống nước sắc. Liều dùng: Liều cao dùng trong thời gian ngắn chữa bệnh cấp tính. Ví dụ: Chữa ngộ độc (thức ăn, thuốc, kim loại nặng), dùng liều 120g linh chi chia 3 lần trong ngày. Chữa viêm tuyến vú: Linh chi 30-50g chia 2 lần trong ngày. Liều thấp 3g/ngày. Hỗ trợ tăng tác dụng của các loại thuốc như thuốc chữa tiểu đường, chống viêm loét dạ dày. Dùng trong nhiều ngày để nâng cao tuổi thọ, hết liệu trình của thuốc chính hoặc dùng thường xuyên hàng ngày. Liều trung bình: 6-10g/ngày chia 2 hoặc 3 lần. Với các loại bệnh kể trên, liệu trình trung bình là 2-3 tháng, riêng với ung thư thì dùng thường xuyên hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh. - Liều dùng nấm Linh chi tối thiểu 5g --> 10g mỗi ngày, nếu có làm thuốc thì cũng phải nấu cao, li trích hoạt chất cho gọn lại để vô nang đóng viên chứ không phải say thành bột như một số "thuốc" Linh chi trên thị trường. 2/. Đơn giản nhất là uống một viên thuốc. Cách này thường dùng cho những người có ít thời gian. - Cho Linh chi khô đã rửa sơ hoặc không rửa (Vì bào tử Linh chi dùng đựơc) khoảng 20g --> 30g xát lát, vào 2 lít nước và đun sôi rồi để nhỏ lửa và đun nước khoảng 15phút, sau đó uống nóng hoặc cho vào tủ lạnh, uống dần trong ngày, có thể thêm đường hoặc mật ong, táo khô tùy ý. Bã Linh chi còn lại nấu tiếp nước hai như trên. - Cho Linh chi xát lát vào bình thủy tinh rót nước sôi và để một giờ rồi dùng dần trong ngày, cách này gọn gàng hơn. - Linh chi xát lát nấu nước giúp chúng ta thưởng thức được vị đắng cũng như mầu hổ phách của Linh chi, đây là cách dùng tương đối phổ biến ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.. - Nguời Hoa ở TP Hồ Chi Minh thường hay dùng nước Linh chi nấu canh với thịt hoặc để chưng, hầm.. Thành một món Súp Linh chi độc đáo có vị đắng nhẫn, bồi bổ cơ thể cho những người vừa ốm dậy, cần lại sứa và người gìa yếu. + Nghiền thành bột ( Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên) cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã. Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học./.     Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi   > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<

NẤM LINH CHI LÀ LOẠI THƯỢNG DƯỢC TRONG CỔ THƯ TRUNG QUỐC

NẤM LINH CHI LÀ LOẠI THƯỢNG DƯỢC TRONG CỔ THƯ TRUNG QUỐC

  NẤM LINH CHI LÀ LOẠI THƯỢNG DƯỢC TRONG CỔ THƯ TRUNG QUỐC     Người xưa đâu có quá lời khi xếp Nấm Linh Chi vào nhóm thượng dược cải lão hoàn đồng! Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của Linh Chi thì vấn đề đặt ra nấm Linh Chi chữa bệnh được hay không quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với Linh Chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của Linh Chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Linh Chi không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần.Vậy thực hư thế nào? Ta hãy cùng đi sâu vấn đề để cùng xem xét. Nấm linh chi đỏ làm một loại thượng dược trong y cổ truyền Trung Quốc Nấm Linh chi – Thảo dược thượng hạng trong y học cổ truyền Trung Quốc: Nấm Linh chi là một loại dược liệu quý hiếm. Theo sách “Thần nông bản thảo”, cách đây 2000 năm, linh chi được xếp vào loại “Thượng dược”, có tác dụng bồi dưỡng cơ thể và chữa bệnh xếp trên Nhân sâm. Đầu đời nhà Minh (1578), dựa vào màu sắc, linh chi được phân làm 6 loại – Lục Bảo Linh Chi- và chỉ có vua chúa, nhà giàu mới được dùng. Qua nhiều biến động của thiên nhiên, linh chi vẫn giữ được vai trò “Thượng dược” trong các loại thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người. Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì Linh Chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị ung bướu, chống lão hóa, phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương, bị suy nhược… Qua nhiều biến động của thiên nhiên, Nấm Linh Chi vẫn giữ được vai trò "Thượng dược” trong các loại thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con người. Nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Triều Tiên, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc… đã đi sâu, nghiên cứu môi trường trồng linh chi với quy mô lớn để chế biến, sử dụng làm thuốc bổ, thuốc điều trị bệnh. Nấm Linh chi – sản vật quý của đất rừng Đại nam. Ở Việt Nam, nhà bác học Lê Quý Đôn (1720 –1784) đã từng đánh giá: Linh chi là sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam, có tác dụng kiện não, bảo gan, cường tâm,bình vị, cường phế, giải độc, giải cảm… Theo quan điểm y học cổ truyền phương Đông, tác dụng của linh chi không thu hẹp ở một phủ tạng, mà tỏa ra toàn cơ thể,nâng đỡ tổng trạng cơ thể giúp con người trẻ lâu, sống thọ hơn. Trong những năm gần đây, do tính chất đặc biệt, linh chi đã được nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều trị một số bệnh như: Huyết áp, tim mạch,tiểu đường, gút (gout), thiểu năng tuần hoàn não, chống mỡ máu, suy nhược cơ thể,suy nhược thần kinh, bệnh gan, thận, đặc biệt thành phần polysarccharides có tác dụng khống chế sự phát triển của các tế bào bất thường (tác nhân gây ung thư, ung bướu) nên linh chi còn được sử dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, ung bướu và hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị… Tác dụng của nấm linh chi chữa bệnh là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu thuốc trị bệnh trong Tây Y: Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu trong việc sử dụng các chất chiết suất từ nấm linh chi lên các bệnh nhân ung thư, AIDS… Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu cổ truyền phương Đông. Thành phần các chất và cơ chế tác động của Nấm Linh Chi. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng nấm linh...

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ