Nấm Linh Chi: Nguy hại khi dùng sai Người xưa đặt nấm Linh Chi trên cả nhân sâm, lộc nhung. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng 1 mình nấm Linh Chi thì sẽ không giúp ích được bao nhiêu mà có khi không dùng còn ít hại hơn. Linh Chi chỉ phát huy tối đa công dụng cực quý của mình khi được kết hợp đúng Thầy thuốc y học cổ truyền phương Đông nào cũng nằm lòng một nguyên tắc đậm nét trong y thư Nội kinh, đó là “Tà chi sở tấu, kỳ khí tất hư”, có nghĩa bệnh bột phát là vì sức đề kháng đã hư tổn. Tình trạng đó càng rõ nét hơn nữa ở thế kỷ 21 khi stress, môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng đơn điệu, thói quen lạm dụng hóa chất… đang ngày đêm âm thầm đục khoét sức đề kháng. Trước tình hình đó, bên cạnh thuốc đặc hiệu, thầy thuốc không thể bỏ sót mục tiêu cải thiện và ổn định sức kháng bệnh bằng các loại thuốc bổ. Nhưng bổ cũng có nhiều đường lợi hại. Tùy theo cơ chế sinh bệnh, mức độ bệnh trạng và cơ tạng cá biệt của mỗi người bệnh mà thầy thuốc sẽ chọn thuốc bổ theo kiểu cung ứng năng lượng, bổ sung dưỡng chất hay xúc tác phản ứng biến dưỡng Riêng với nhóm xúc tác phản ứng biến dưỡng, tùy theo yêu cầu điều trị mà thầy thuốc sẽ phải chọn lựa thuốc có tác dụng: Tối ưu hóa toàn bộ phản ứng biến dưỡng và nội tiết; tăng cường hoạt tính của hệ miễn nhiễm; giải độc toàn diện cho cơ thể; gia tốc tiến trình phục hồi trong cơ quan bị thương tổn Thầy thuốc sành cây thuốc đều rõ là không dễ gì tìm được một dược liệu với tác dụng toàn diện và đồng bộ như thế, ngoại trừ nấm linh chi. Đó chính là lý do khiến nấm Linh Chi được thầy thuốc ngày xưa đặt vào vị trí trên cả nhân sâm, lộc nhung, vì linh chi gián tiếp tăng cường sức đề kháng bằng cách xử lý độc chất, nhằm mục tiêu hễ địch suy yếu thì ta dễ mạnh. Nấm Linh Chi, vì thế là thành phần có thể được phối hợp trong nhiều phác đồ điều trị, từ viêm xoang thông thường bước qua liệu pháp hậu ung thư, để thầy thuốc qua đó tăng cường hiệu năng và thu ngắn liệu trình. Nhưng chắc chắn nhiều người vì quá tin vào lời quảng cáo nên móc hầu bao lùng tìm mua nấm linh chi về sử dụng mà không biết rằng nấm linh chi không cung cấp dưỡng chất trực tiếp cho cơ thể như mật ong, sữa bò, thịt, cá … Và cũng vì thế mà không nên dùng nấm linh chi đơn phương và dài hạn như một loại thuốc không bổ chiều ngang cũng bổ chiều dọc, bởi về lâu về dài, linh chi sẽ không giúp ích được bao nhiêu nếu không được kết hợp hoặc với thuốc khác, hoặc với chế độ dinh dưỡng cung ứng đủ chất kiến tạo, hoặc khéo hơn nữa là với cả hai. Giải độc cho cơ thể là đúng nhưng đừng giải độc khi không đúng chỉ định. Cũng đừng giải độc một cách ham hố đến độ các cơ quan giải độc như lá gan, trái thận, khung ruột phải mệt nhoài. Dùng thuốc cũng như dùng người. Không dùng nhiều khi ít hại hơn dùng sai. Trong trường hợp với nấm Linh Chi là một thí dụ điển hình. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Đào được nấm linh chi 100 năm tuổi nặng 20 kg Một người dân tại Hà Bắc đã vô tình tìm thấy một cục nấm hoang dã mọc trong rừng có trọng lượng khổng lồ, nặng tới 20 kg. Theo lời Gu Yu Min, hôm 6/4, ông cùng con trai có một chuyến thăm qua khu rừng cổ thụ gần làng đã vô tình tìm thấy một vật trông giống như nấm rất lớn. Tưởng là một loại nấm hoang dã nào đó, hai cha con đã không cẩn thận làm cục nấm lớn bị vỡ trong lúc đào. Ông Gu chăm chút làm sạch bên cục nấm quý Khi đo đạc, họ thấy cây nấm khổng lồ này có màu nâu, dài chừng 50cm, rộng khoảng 30 cm, cao 15 cm và nặng tới 20 kg. Trên bề mặt có 9 cánh nấm hình cánh quạt đủ kích cỡ nhô ra xung quanh, bề mặt nhẵn, còn bên dưới chân nấm thì thô ráp. Mang về nhà tìm hiểu, ông mới phát hiện ra đó là một cây nấm linh chi hiếm phải có tuổi thọ đến gần một thế kỷ. Khí hậu và địa lý của khu vực phía bắc này không thuận lợi cho loài nấm này, nên việc tìm thấy nấm linh chi lớn như thế ở đây là rất hiếm. Khối nấm linh chi nặng 20 kg. Linh chi là một loại dược liệu quý hiếm. Nó có thể giúp con người tăng cường hệ miễn dịch, ổn định huyết áp và nhiều tác dụng quý khác. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Phát hiện loài linh chi mới ở Việt Nam TT - Chiều 15-9, PGS. TS Lê Xuân Thám, phó giám đốc Sở Khoa học - công nghệ Lâm Đồng, cho biết đã phát hiện loài nấm linh chi đỏ chưa có trong danh mục nấm ở Việt Nam trên thân cây phi lao còn sống ngay tại cổng khách sạn Dalat Palace. Đây là loài nấm quý, khá phổ biến ở châu Âu nhưng lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam. Nấm Ganoderma pfeifferi - Ảnh: inbo.be Theo TS Thám, loài nấm có tên khoa học Ganoderma pfeifferi, hiện được các nhà khoa học tạm đặt tên là “Linh chi Dalat Palace”. Khi phát triển đủ tuổi, nấm có quả dày, đường kính tai tối đa lên đến 50cm, có hoạt chất cao và thường mọc trên những loại cây có khả năng cố định đạm cao. Đây cũng là loài có triển vọng nuôi trồng, cho năng suất cao vì nấm có thể có quả lớn. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Nấm linh chi trắng Nấm linh chi trắng (nấm thủy tiên trắng): nấm có màu trắng thân dài 3-4cm gắn vào mũ nấm có màu trắng, có vị ngọt, dai, giòn dùng để chế biến nhiều món ăn yêu thích như xào, nấu lẩu… Nấm linh chi trắng có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao với 36% chất xơ, 21% chất đạm.nam linh chi trang có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan và thận, thúc đẩy quá trình tổng hợp protid trong gan, làm giảm cholesterol máu, chống phù và chống phóng xạ. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Mua nấm linh chi - Chú ý màu sắc Tin dịch vụ - Bạn có biết lớp “bụi vàng” bám trên bề mặt nấm linh chi là phần tinh túy nhất của tai nấm hay còn gọi là nguyên bào tử? Người tiêu dùng hiện nay quen với việc mua và sử dụng loại nấm linh chi có bề mặt đỏ sậm, nhẵn bóng như vân gỗ. Thực tế, những loại nấm đó thiếu một thành phần dược tính hiệu quả nhất của toàn tai nấm - đó là nguyên bào tử. Theo khảo sát phần lớn các loại nấm linh chi trên thị trường hiện nay không có lớp bào tử bên trên. Nguyên bào tử của nấm linh chi là phần tinh túy nhất của tai nấm. Khi chín, bào tử được phóng thích ra ngoài tạo thành một lớp bụi màu vàng nâu trên bề mặt nấm linh chi. Trong quá trình thu hoạch, lớp bột đó dễ mất đi hoặc do người trồng lấy ra để sử dụng trong việc bào chế dược phẩm. Khoảng một tấn linh chi mới thu hoạch được 1kg bột nguyên bào tử. Theo các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam cho thấy nguyên bào tử có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học tốt nhất của nấm linh chi như: polysaccarit, hợp chất triterfene, axit amino, adenosine, germinium hữu cơ, selenium hữu cơ, protein, enzyme hay nguyên tốt Se có trong bào tử phong phú hơn trên tai nấm nhiều. Đó là những chất cần thiết cho cơ thể con người, có tác dụng rất lớn về tăng cường khả năng miễn dịch, ổn định huyết áp, giảm cholesterol trong máu, phòng xơ cứng động mạch, giảm quá trình lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ, khỏe mạnh. Chính vì vậy, người tiêu dung cần chú ý khi chọn mua các sản phẩm nấm linh chi. Nấm linh chi Genki được đánh giá là sản phẩm vượt trội, được nuôi trồng theo quy trình kiểm soát nghiêm ngặt và cam kết giữ nguyên bào tử khi thu hoạch, đảm bảo phần tinh túy nhất đến tay người sử dụng. Nấm linh chi Genki cam kết giữ nguyên bào tử khi thu hoạch Ngoài ra, Genki là loại nấm được cấy trồng, nuôi dưỡng và chăm sóc tỉ mỉ theo quy trình sinh thái nghiêm ngặt: đúng tiêu chuẩn về nhiệt độ và ánh sáng. Khu vực nhà trồng tách biệt hoàn toàn với môi trường ô nhiễm và bụi bẩn. Trang trại nuôi trồng được bao phủ bởi cây xanh với không khí trong lành và mát mẻ. Bên ngoài nhà nuôi trồng nấm có màn bao phủ, chỉ có kỹ thuật viên trồng nấm mới được chăm sóc để hạn chế việc nấm bị nhiễm khuẩn từ cơ thể người bình thường; nguồn nước được lọc và khử khuẩn hoàn toàn… Quy trình này đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng nguồn nấm chất lượng tốt nhất và sạch nhất, không bị chiết hút chất và không có hóa chất tăng trưởng, đảm bảo giữ nguyên nguyên bào tử khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch, Genki còn được xử lý UV khử trùng, đóng bao PA hút chân không. Chính vì thế, có thể nói Genki đã mang đến một loại nấm linh chi tốt nguyên vẹn từ trang trại đến tay người dùng. Điều này giúp người tiêu dùng an tâm về mức độ an toàn và chất lượng khi sử dụng và xóa đi nổi lo về việc sử dụng nấm linh chi không còn nguyên bào tử. Genki hiện đang có mặt tại các nhà thuốc tây và các siêu thị trên toàn quốc. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Linh chi tác động đến sức khỏe như thế nào? Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm nhưng nấm linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... như một phương thuốc trị ung thư Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời. Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của linh chi không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả năng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào? Cấu trúc độc đáo của linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm... Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể? Với thành phần độc đáo như vừa tả, linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, linh chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng! Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của linh chi thì vấn đề đặt ra “linh chi có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với linh chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của linh chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Linh chi không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng linh chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thế kỷ 21. Vấn đề cuối cùng, đó là liệu linh chi Việt Nam có tác dụng không hay phải là...
18/04/2016
Đọc thêm »Nấm linh chi có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt Một ca mổ u tuyến tiền liệt. Ảnh: AFP Các nhà khoa học ở Đại học Haifa, Israel khẳng định nấm linh chi - một loài nấm dại thường dùng trong Đông Y ở Trung Quốc (và Việt Nam) - có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt. Linh chi tác động đến sức khỏe như thế nào? Nhóm nghiên cứu đã phát hiện các phân tử trong nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) giúp ngăn cản một vài cơ chế liên quan đến sự phát triển của khối u ở bộ phận này. "Chúng tôi biết rằng loài nấm này có thể cản trở sự phát triển của khối u bằng cách tác động lên hệ miễn dịch. Nhưng các thử nghiệm trong ống nghiệm mà chúng tôi đã làm cho thấy nó trực tiếp tấn công vào tế bào ung thư", trưởng nhóm nghiên cứu Ben Zion Zaidman nói. "Kết quả này mở ra hy vọng phát triển các loại thuốc chữa ung thư tiền liệt tuyến", ông cho biết. Nghiên cứu hiện mới dừng lại ở trong các đĩa thí nghiệm. Họ sẽ tiếp tục thử nghiệm trên động vật. Nấm linh chi thường sống ở các vùng hoang dã xa xôi, trên các thân cây mận đang phân huỷ, đôi khi là trên cây sồi, trong những rừng rậm. Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những dạng ung thư phổ biến nhất ở đàn ông, với hơn 543.000 người được chẩn đoán mỗi năm trên toàn thế giới. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Cá chim xốt nấm linh chi Ảnh: Baophunu.org.vn. Với một ít nấm linh chi, ớt chuông vàng, tỏi món cá chim sẽ trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Nguyên liệu: 1 con cá chim, 200g nấm linh chi, 50g ớt chuông vàng, 50g ớt chuông đỏ, 50ml nước dùng, 1 muỗng cà phê tương ớt, 1 muỗng cà phê xốt cà, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh hành tây cắt nhỏ, 1 muỗng canh tỏi băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê muối ớt, 50g đầu hành lá cắt khúc, 2 muỗng canh nước bột bắp. Cách làm: - Cá chim làm sạch, rửa, để ráo ướp tỏi, muối ớt, để ngấm trong 1 giờ. - Nấm linh chi cắt gốc, rửa để ráo. - Ớt chuông vàng và đỏ rửa sạch, bỏ cuống, hạt, ruột trắng, sau đó cắt sợi. - Cho ớt chuông, nấm linh chi, đầu hành vào chần nước sôi trong 1 phút, cho vào ngâm trong nước và đá đập nhỏ trong 5 phút, rồi cho ra rổ để ráo nước. - Chờ dầu sôi, cho cá vào chiên vàng trên lửa vừa, cho ra đĩa có lót giấy thấm dầu. - Xào thơm hành tây với dầu, rồi cho nấm linh chi, ớt chuông, đầu hành lá, hạt nêm, tương ớt, xốt cà vào trộn đều 1 phút, cho nước dùng và nước bột bắp vào trộn đều 1 phút sau đó nhấc xuống. - Bày cá vào đĩa, trải đều xốt nấm lên cá, dọn dùng nóng với tương ớt. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Phát hiện linh chi quý hiếm gần cổng khách sạn Nhóm nghiên cứu của Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng chiều 15/9 phát hiện 3 cây nấm linh chi đỏ - loại lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam - trên một cây phi lao cổ thụ gần cổng khách sạn Đà Lạt Palace. Tiến sĩ Lê Xuân Thám, Phó giám đốc Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng cho biết, loài linh chi đỏ mới phát hiện được ở Đà Lạt có tên khoa học là Gannoderma Cf. Pfeifferii. Loài này sinh trưởng ở các nước Châu Âu nhưng chưa có trong danh mục nấm tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sau khi tìm thấy đã đặt ngay tên cho linh chi đỏ Việt Nam là Linh chi DaLat Palace. Nấm linh chi đỏ phát hiện trước cổng khách sạn 5 sao ở Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng Hiện nhóm nghiên cứu chỉ phát hiện được 3 cây nấm Gannoderma Cf.Pfeifferii chưa trưởng thành trên cây phi lao gần cổng khách sạn Đà Lạt Palace. Đường kính cây lớn nhất mới trên 10 cm. Các nhà khoa học cho biết, loài nấm linh chi này khi phát triển đủ tuổi có thể quả dày, đường kính tai tối đa 50 cm, có hoạt chất cao. Ước tính độ khoảng 20 ngày nữa nấm linh chi đỏ Đà Lạt sẽ trưởng thành. Giống linh chi này thường thích hợp mọc trên những loại cây có khả năng cố định đạm cao. Sở khoa học công nghệ Lâm Đồng đang tiến hành lấy mẫu tách phân lập để lấy giống thuần khiết bảo vệ nguồn gen. Linh chi được xem là loài dược liệu quý hiếm bồi bổ sức khỏe, thuộc loại thuốc bổ thượng phẩm của Trung y. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Vụ nhập lậu sâm, nấm linh chi tiền tỷ bị phát hiện Container được khai báo chứa tất giấy và chăn điện, nhưng hải quan phát hiện chủ yếu lại là sâm, nấm linh chi nhập lậu từ Hàn Quốc. Ngày 15/12, Cục Hải quan Hải Phòng kiểm tra lô hàng nhập khẩu đóng trong container 20 feet của một công ty có trụ sở trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội. Toàn bộ lô hàng nhập lậu bị thu giữ. Ảnh: Hải Hưng. Trên vận đơn khai báo lô hàng gồm tất giấy nữ và chăn điện. Tuy nhiên, bên trong chỉ rất ít sản phẩm này, còn hầu hết là sâm và nấm linh chi đã được chế biến, đóng gói cùng một số loại thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Hàn Quốc. Qua kiểm đếm, có 115 thùng các-tông chứa đồ nhập lậu trên. Lô hàng trị giá nhiều tỷ đồng này cập cảng Hải Phòng từ ngày 6/12. Cục Hải quan Hải Phòng đang làm rõ sự việc để có biện pháp xử lý. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Sai lầm khi dùng nấm linh chi có bề mặt nhẵn trơn Không ít người tiêu dùng hiện quen sử dụng nấm linh chi có bề mặt đỏ sậm, nhẵn bóng như vân gỗ. Song thực tế, những loại nấm không có lớp "bụi vàng" đã thiếu đi phần tinh túy của tai nấm hay còn gọi là nguyên bào tử. Phần lớn các loại nấm linh chi trên thị trường hiện nay không có lớp bào tử bên trên. Nguyên bào tử của nấm linh chi là phần tinh túy của tai nấm. Khi chín, bào tử được phóng thích ra ngoài tạo thành một lớp bụi màu vàng nâu trên bề mặt nấm linh chi. Trong quá trình thu hoạch, lớp bột đó dễ mất đi hoặc do người trồng lấy ra để sử dụng trong việc bào chế dược phẩm. Khoảng một tấn linh chi mới thu hoạch được một kg bột nguyên bào tử. Theo các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam, nguyên bào tử có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học tốt của nấm linh chi như polysaccarit, hợp chất triterfene, axit amino, adenosine, germinium hữu cơ, selenium hữu cơ, protein, enzyme... Đó là những chất cần thiết cho cơ thể con người, có tác dụng rất lớn về tăng cường khả năng miễn dịch, ổn định huyết áp, giảm cholesterol trong máu, phòng xơ cứng động mạch, giảm quá trình lão hóa, giúp cơ thể tươi trẻ, khỏe mạnh. Đó là lý do chúng ta mắc phải sai lầm lớn khi dùng loại nấm không còn lớp nguyên bào tử trên bề mắt. Nấm linh chi Genki là loại nấm cam kết giữ nguyên bào tử khi thu hoạch, đảm bảo phần tinh túy đến tay người sử dụng. Ngoài ra, Genki là loại nấm được cấy trồng, nuôi dưỡng và chăm sóc tỉ mỉ theo quy trình sinh thái nghiêm ngặt, đúng tiêu chuẩn về nhiệt độ và ánh sáng. Khu vực nhà trồng tách biệt hoàn toàn với môi trường ô nhiễm và bụi bẩn. Trang trại nuôi trồng được bao phủ bởi cây xanh với không khí trong lành và mát mẻ. Bên ngoài nhà nuôi trồng nấm có màn bao phủ, chỉ có kỹ thuật viên trồng nấm mới được chăm sóc để hạn chế việc nấm bị nhiễm khuẩn từ cơ thể người bình thường; nguồn nước được lọc và khử khuẩn hoàn toàn… Quy trình này đảm bảo mang đến cho người tiêu dùng nguồn nấm chất lượng tốt và sạch, không bị hút chất và không có hóa chất tăng trưởng, đảm bảo giữ nguyên nguyên bào tử khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch, Genki còn được xử lý UV khử trùng, đóng bao PA hút chân không. Chính vì thế, Genki đã mang đến một loại nấm linh chi tốt nguyên vẹn từ trang trại đến tay người dùng. Điều này giúp người tiêu dùng an tâm về mức độ an toàn và chất lượng khi sử dụng, xóa đi nỗi lo về việc sử dụng nấm linh chi không còn nguyên bào tử. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »Linh chi và cổ linh chi, thứ nào tốt? Linh chi là vị thuốc quý của y học Phương Đông, cách đây hơn 2000 năm, đã được ghi trong Thần nông bản thảo của Trung Quốc. Linh chi có nhiều tên khác như nấm trường thọ, thuốc thần tiên, cỏ trường sinh… Là nấm mọc hoang trong thiên nhiên, linh chi có hàng trăm loài khác nhau, tất cả đều thuộc họ nấm gỗ (ganodermatraceac). Các nhà khoa học phân linh chi làm hai nhóm: Cổ linh chi và linh chi... Đặc điểm phân biệt cổ linh chi và linh chi: Cổ linh chi: Có hàng chục loại, là loại nấm gỗ mọc hoang khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi khắp nơi trên thế giới. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ nhiều năm (đến khi cây chết). Nấm không cuống hoặc cuống rất ngắn, có nhiều tầng (mỗi năm là một tầng). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên xù xì thô ráp. Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn gọi là nấm lim). Trong rừng rậm, cây to độ ẩm cao, nấm phát triển mạnh nên có tán lớn (ở nước ngoài có cây nấm tán rộng tới hơn 1 mét, nặng trên 40kg). Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về tác dụng lâm sàng chữa bệnh cho người của cổ linh chi. Linh chi: có đến 45 loài, là loài nấm gỗ được chọn lọc dùng làm thuốc từ lâu đời. Nhờ công nghệ sinh học nên đã chọn giống để trồng làm thuốc từ năm 1972 đến nay. Đầu tiên ở Nhật Bản, sau đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước khác. Đặc điểm chung là: Nấm có cuống, cuống nấm có màu, mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam... Mũ nấm hình quạt, hình tròn hoặc hình thận, mặt trên bóng, nấm hơi cứng và dai.Linh chi trồng: Đã được khoa học nghiên cứu kỹ về tác dụng dược lý, thành phần hoá học, tác dụng lâm sàng; xác định các loài linh chi trồng không độc, có nhiều tác dụng chữa các bệnh hiểm nghèo và chống lão hoá. Công dụng, cách dùng linh chi: Công dụng: Bổ dưỡng, chống lão hoá, chống ung thư, chống nhược cơ, chống tác hại của các tia xạ (vì vậy người chữa ung thư bằng xạ trị , dùng linh chi sẽ giảm tác hại của tia xạ, đồng thời linh chi cũng chống cả ung thư), chống độc (giúp cơ thể thải loại nhanh các chất độc, các kim loại nặng), chống vi rút (kể cả vi rút viêm gan B và HIV), chống suy nhược thần kinh, chống stress, giảm cholesterol trong máu, chống xơ mỡ mạch máu và các biến chứng, điều hoà và ổn định huyết áp cho người cao huyết áp, hỗ trợ và tăng tác dụng các thuốc chữa tiểu đường, chữa viêm loét dạ dày tá tràng.Cách dùng, liều dùng: Có nhiều cách như sắc nước, hầm với thuốc hoặc thịt lợn, thịt gà, uống thuốc bào chế sẵn có linh chi nhưng cách tốt nhất là nghiền linh chi thành bột mịn (rất khó nghiền vì dai). Mỗi ngày dùng 5-10g bột linh chi sắc với nước rồi ăn bã,uống nước (vì hoạt chất chính ở bã). Giá cả linh chi trên thị trường Việt Nam: Giá cả linh chi tuỳ vào xuất xứ và độ lớn của nấm. Linh chi Hàn Quốc và Đà Lạt Việt Nam có giá cao hơn linh chi Trung Quốc cùng loại (số nấm/kg). Tuy vậy, ngay cả người nghiên cứu về linh chi, khi cầm 1 cây nấm linh chi trong tay chỉ dám phân loại mà không thể xác định xuất xứ. theo samyennhatminh.com Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click< Tham khảo tất cả Các Loại Linh Chi > Click<
18/04/2016
Đọc thêm »