Tất cả tin tức

Sơ lược về Nhân sâm vị thuốc quý của nhân loại

Sơ lược về Nhân sâm vị thuốc quý của nhân loại

Các cụ cho rằng nhân sâm là vị thuốc quý của nhân loại, là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền từ ngàn đời xưa đến nay. Nó còn là loại thảo dược được đánh giá có những công hiệu tuyệt vời như bồi bổ sức khỏe. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về nguồn gốc của nhân sâm, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây: Sơ lược về nguồn gốc nhân sâm phương Đông Huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc được mệnh danh là xứ sở của nhân sâm. Đầu tháng 9 hàng năm là thời điểm bắt đầu vào mùa thu hoạch nhân sâm, vì thế, đây cũng là mùa mua bán nhân sâm nhộn nhịp nhất. Huyện Phủ Tùng là vùng đất có lịch sử trồng nhân sâm đã hơn 100 năm. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cùng bề dày kinh nghiệm trong trồng trọt nên Phủ Tùng đã trở thành nơi chuyên sản xuất nhân sâm. Nhân sâm ở tỉnh Cát Lâm được trồng trong khu rừng nguyên sinh thuộc núi Trường Bạch. Sau khi khai khẩn rừng, người trồng sẽ đào xới đất rồi quy hoạch thành từng luống đất để có thể trồng nhân sâm bằng hạt giống hay củ. Khu vườn trồng nhân sâm phải được che mưa che nắng bằng một tấm bạt căng bên trên. Nhân sâm được trồng như thế trong 3 năm, sau đó được nhổ lên để mang đến nơi khác trồng thêm 3 năm nữa mới được thu hoạch.Nhân sâm được gieo trồng dạng này được gọi là sâm nguyên hoặc sâm vườn.   Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhân sâm rừng - loại nhân sâm mà người trồng lấy hạt giống từ trái nhân sâm rải khắp trong khu rừng cho chúng tự mọc, tự phát triển mà không cần chăm sóc. Ngày nay, con người đã biết rõ quy luật sinh trưởng của nhân sâm. Tính từ lúc trồng đến khi thu hoạch nhân sâm phải mất quãng thời gian từ 6 năm đến 10 năm. Môi trường sống của nhân sâm hoang dã thường là những khu rừng trên núi có độ cao so với mực nước biển từ 1.000 – 2.000 mét. Phổ biến là nhân sâm Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, và các nước Châu lục khác,... Vì sao nhân sâm được gọi là vị thuốc quý của nhân loại? Nhân sâm đứng đầu trong 4 vị thuốc thập toàn đại bổ Sâm - Nhung - Quế - Phụ.  Thời cổ đại, nhân sâm đã được xem là loại thuốc đại bổ nguyên khí, an thần, ích trí, tăng cường thể lực cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho con người. Không chỉ có thế mà trong sử sách Trung y còn cho thấy, người xưa đã phát hiện nhiều tác dụng của nhân sâm từ rất sớm. Nhân sâm có vị ngọt, hậu đắng, hơi hàn, công dụng chính là an thần, bồi bổ ngũ tạng, giải khí hư, giúp sáng mắt, bổ não… Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã tìm ra một chất đặc biệt trong củ nhân sâm tên Ginsenoside. Nó có hoạt tính mạnh mẽ trong tác dụng nâng sao sức miễn dịch cho cơ thể người. Bên cạnh đó, nó giúp tăng trí nhớ, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, chống lão hóa cho tế bào,... Theo cuốn "Thần Nông bản thảo kinh", nhân sâm có vị ngọt và hơi lạnh. Chúng tốt cho nội tạng con người. Dù khoa học hiện đại có thể phân tích hoạt chất trong nó nhưng vẫn không đạt tới tinh túy thực sự. Trên thực tế, các đặc tính của các hoạt chất trong thảo dược Đông y thì khó có thể tách ra riêng rẽ được. Nhân sâm khi dùng đúng cách sẽ phát huy được lợi ích thần kỳ của chúng đối với cải thiện sức khỏe con người. Tuy nhiên khi lạm dùng hay dùng sai cách thì sẽ dẫn đến hệ lụy nguy hiểm. Xem thêm: Các lưu ý khi dùng nhân sâm tươi để đạt hiệu quả cao nhất Ngày xưa người tìm nhân sâm như thế nào? Cư dân ở khu vực núi Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm từ lâu đã có truyền thống lên núi tìm nhân sâm. Phong tục này chẳng biết đã có từ bao giờ nhưng đến nay vẫn còn không ít người thích công việc này và xem đó là một nghề cao quý. Đây là công việc rất nguy hiểm và phải nhờ vào duyên may nên những người tìm nhân sâm luôn phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt. Họ cho rằng, phải tuyệt đối tin tưởng vào những quy định nếu muốn...

Chất lượng nhân sâm tươi Hàn Quốc-những điều bạn nên biết

Chất lượng nhân sâm tươi Hàn Quốc-những điều bạn nên biết

Thị trường nhân sâm trên thế giới đang phát triển nhanh chóng. Nhiều loại nhân sâm được phân phối tới tay người tiêu dùng tuy nhiên nhân sâm tươi Hàn Quốc là loại nhân sâm luôn được đánh giá cao nhất về chất lượng. Vậy vì sao nhân sâm Hàn Quốc lại được yêu thích đến vậy ? Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của loại nhân sâm này ? Chúng ta hãy cùng giải đáp thắc mắc trên qua bài chia sẻ dưới đây.   Saponin- hợp chất quyết định chất lượng của nhân sâm - Saponin là hợp chất chủ yếu có trong nhân sâm. Hợp chất này được này chia ra làm làm 12 loại cơ bản đó là: Saponin Ro, Saponin Rc, Saponin Rd, Saponin Re, Saponin Rf, Saponin Rb1, Saponin Rb2, Saponin Rg1, Saponin Rg2, Saponin Rg3, Saponin Rh1, Saponin Rh2. Nhờ những loại Saponin mà nhân sâm có các tác dụng lớn đối với sức khỏe con người như: - Saponin trong nhân sâm giúp giảm lượng Cholesterol có trong cơ thể khiến cơ thể phát triển ổn định. Saponin có tác dụng hạn chế, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, các khối u ác tính trong cơ thể khi sử dụng lâu dài và thường xuyên. Ngoài ra, Saponin còn có tác dụng đặc biệt trong việc cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, mệt mỏi, bảo vệ gan, thận, hạn chế rối loạn cương dương, tăng cường sinh lực cho phái nam và bảo vệ nét đẹp cho phái nữ. - Chính vì những tác dụng này mà Saponin được coi là hợp chất quyết định chất lượng nhân sâm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nhân sâm tươi Hàn Quốc là loại nhân sâm chứa hàm lượng Saponin cao nhất vì thế được đánh giá là nhân sâm chất lượng nhất thế giới.     Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân sâm tươi Hàn Quốc     - Hợp chất Saponin không phải có trong nhân sâm ngay từ khi bắt đầu trồng mà nó được tích tụ trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển và bảo quản, chế biến sản phẩm này. Dưới đây là 1 số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nhân sâm tươi Hàn Quốc khách hàng có thể lưu ý   1. Vùng đất trồng nhân sâm tươi Hàn Quốc - Vùng đất trồng nhân sâm là yếu tố cực kì quan trọng quyết định chất lượng của nhân sâm.Không phải ngẫu nhiên mà nhân sâm Hàn Quốc được mang đi trồng tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới nhưng chỉ tại Hàn Quốc mới đạt được chất lượng tốt nhất. Những đặc điểm về nguồn đất, địa hình, khí hậu nơi đây giúp nhân sâm phát triển tốt nhất, lượng Saponin được hình thành nhiều nhất.   2. Quy trình chăm sóc và bảo quản nhân sâm - Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến chất lượng của nhân sâm tuơi Hàn Quốc đó chính là quy trình chăm sóc và bảo quản sản phẩm này. Nhân sâm được trồng và chăm sóc theo một quy trình khoa học, hiện đại, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về: nhiệt độ, phân bón,  gió, ánh sáng chắc chắn sẽ có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, nhân sâm tươi Hàn Quốc cũng là sản phẩm rất khó bảo quản, dễ bị biến chất nếu không thực hiện đúng quy trình theo quy định. - Kinh nghiệm trồng và bảo quản nhân sâm tại  Hàn Quốc được tích lũy trong nhiều năm nên chất lượng nhân sâm tại đây cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.   3. Thời gian trồng nhân sâm - Thời gian trồng nhân sâm cũng sẽ quy định chất lượng của nhân sâm. Thời gian để nhân sâm đạt được hàm lượng Saponin cao nhất theo nghiên cứu của các nhà khoa học là khoảng 6 năm.Trước hoặc sau 6 năm việc hấp thụ các dưỡng chất của nhân sâm không đạt tiêu chuẩn vì thế nhân sâm không phát huy được hết tác dụng vốn có.     Mua nhân sâm tươi Hàn quốc bao nhiêu củ là hợp lý   - Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại nhân sâm, tính theo số lượng thì sẽ có:  Nhân sâm tươi 2 củ, 3 củ, 4 củ, thậm chí đến 15 – 20 củ được trồng tại vùng đất giàu dinh dưỡng và hợp khí hậu tại Hàn Quốc nên giữ được thành phần dưỡng chất cũng như là cho hình dáng đẹp, kích thước đều mà không nơi nào trên thế giới có thể sánh được.  - Nhân sâm tươi hàn quốc được trồng chủ yếu ở vùng Geumsan, Hàn Quốc . Đặc điểm nhận diện của loại sâm...

Nhân sâm có phải là thuốc kích dục tự nhiên hiệu quả hay không?

Nhân sâm có phải là thuốc kích dục tự nhiên hiệu quả hay không?

Vốn là dược liệu bổ dưỡng và quý hiếm được biết đến từ ngàn đời nay. Nhân sâm còn được biết đến với công dụng như là thuốc kích dục tự nhiên cho quý ông vô cùng hiệu quả. Bài viết sau nêu một số dẫn chứng nói lên điều này có phải là sự thật hay không? Đồng thời hướng dẫn một số cách dùng sâm tăng ham muốn nam nữ. Tại sao nói nhân sâm là thuốc kích dục tự nhiên? Nhân sâm có khả năng kích thích tình dục điều đó có nghĩa là nó có một hợp chất nào đó có khả năng kích dục, giúp quý ông cải thiện hiệu suất chăn gối. Các cụ ta tin rằng nhân sâm vừa là thần dược tăng cường sức khỏe tốt và vừa là loại thuốc có thể kích thích ham muốn ở người.  Theo y học hiện đại về nhân sâm với kích dục  Các chuyên gia tình dục cho rằng có hai cách để kích thích tình dục : kích dục bằng tâm thức hoặc ảnh hưởng tới bộ phần nào đó tạo ra ham muốn tình dục. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong củ nhân sâm Hàn Quốc có chữa chất panax ginseng giúp kích thích cơ thể nam giới sản sinh ra hàm lượng testosterone.Lượng testosterone được bổ sung giú tăng cường ham muốn “chuyện ấy” ở phái mạnh. Ví dụ như khi ta ăn sô cô la cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hoocmon kích thích ham muốn tình dục, hoặc là thực phẩm nào đó làm tăng lưu lượng máu tới cơ quan sinh dục nhằm cải thiện khả năng tình dục. Các sản phẩm thuốc kích dục cũng chiết xuất từ các thành phần nhằm tạo ra hormone testosterone tăng khả năng tình dục. Nhân sâm chứa chất steroid được biết đến như saponin triterpenoid tetracyclic còn được gọi là ginsenosides, hợp chất này giúp tăng cường thể chất, xây dựng năng lượng cũng như sức sống. Đây là lí do tại sao nhân sâm giúp tăng ham muốn tình dục. Trong một bài báo của Hàn Quốc có tiêu đề “Hiệu quả của nhân sâm đỏ Hàn Quốc với việc chữa rối loạn cương dương”, người ta đã nghiên cứu 90 người đàn ông HQ bị rối loạn cương dương và 60% đã được chữa khỏi nhờ nhân sâm đỏ. Theo y học cổ truyền về nhân sâm với kích dục Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng củ nhân sâm có hình dạng giống với dương vật nên nghĩ rằng nó có tác dụng với chuyện ấy. Một vị hoàng đế cổ đại đã thử nhai một chút rễ nhân sâm và thấy có tác dụng tích cực trong chuyện chăn gối. Mặc dù có rất nhiều quan niệm nghiên cứu và lý giải liệu nhân sâm có phải là thuốc kich dục tự nhiên hay không một cách khoa học. Nhưng hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh vấn đề này, tất cả đều chỉ là suy đoán và rút kinh nghiệm từ những người đã dùng thử. Nhân sâm không có tác dụng kích dục theo nghĩa hiểu nào đó, nhưng nó có khả năng hỗ trợ tăng ham muốn ở cả nam và nữ giới.  Làm sao để ăn nhân sâm tăng ham muốn hiệu quả? Củ nhân sâm giúp con người chữa bệnh tiểu đường, stress, rối loạn ham muốn tình dục và nâng cao sức đề kháng. Xem xét lời khuyên dưới đây để biết cách dùng nhân sâm như một loại thuốc kích dục tốt nhất. Có rất nhiều loại nhân sâm, trong khi nhân sâm châu Á được xem là có tác dụng lưu thông khí huyết. Còn nhân sâm Bắc Mỹ được xem là làm mát cơ thể, hạ sốt hiệu quả. Trong xã hội hiện đại thì nhân sâm được dùng với công dụng tăng ham muốn bằng nhiều cách như Rượu ngâm nhân sâm, Trà sâm, Nhân sâm ngâm mật ong với lượng sâm vừa phải với 1 - 2g ( từ 1 - 2 lát sâm) hãm trà.. Cụ thể như sau: Rượu ngâm nhân sâm Chuẩn bị 1 - 3 củ sâm tươi, không nhiều rễ, không thối hay nát. Dùng lượng rượu trắng vừa đủ theo bình thủy tinh ngâm rượu, tốt nhất nên sử dụng vodka trắng khoảng 38 – 40 độ là vừa. Làm sạch nhân sâm rồi cho vào bình, sau đó cho rượu từ từ vào đến khi bình đầy. Thời gian ủ rượu sâm là khoảng 3 tháng, càng ủ lâu thì càng có hiệu quả.  Xem thêm: Những lưu ý cần biết khi dùng nhân sâm tươi Trà nhân sâm Trà nhân sâm có thể dùng ngay mà không cần ủ thời gian dài như ngâm rượu. Và...

Cách ngâm rượu với nhân sâm bổ dưỡng đúng vị thế nào?

Cách ngâm rượu với nhân sâm bổ dưỡng đúng vị thế nào?

Cách đây ngàn năm năm trước, nhân sâm được y học cổ truyền sử dụng như một bị dược liệu quý để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị được rất nhiều bệnh tật. Cách ngâm rượu với nhân sâm là cách thường được người xưa làm để dùng nhân sâm lâu hơn. Sau đây là một số cách ngâm rượu với sâm phổ biến hiện nay. Các cách ngâm rượu bổ dưỡng với nhân sâm  Dược liệu này được nhắc đến bởi vua Thần Nông trong cuốn “Thần nông đại bảo”. Thường được ngâm chỉ nhân sâm hoặc kết hợp với các vị dược liệu khác. Sự kết hợp này giúp rượu có tác dụng bổ dưỡng hơn khi dùng với lượng vừa đủ mỗi ngày. Nhân sâm thường dùng là sâm tươi nguyên củ loại đẹp, không gãy, không dập để ngâm.  #1 Cách ngâm rượu nhân sâm với linh chi: Chuẩn bị thành phần gồm có: nhân sâm Hàn Quốc khoảng 20gr, 30gr linh chi và một lít rượu trắng loại ngon. Một hũ thủy tinh dày và đẹp mắt vừa kích thước để ngâm. Hướng dẫn cách ngâm: Rửa sạch sâm và linh chi và để khô nước. Chúng ta cho nhân sâm và linh chi đã chuẩn bị vào cùng ngâm trong rượu. Ngâm với thời gian hơn hai tuần là có thể dùng được và càng ngâm lâu sẽ càng ngon. Mỗi lần chỉ lấy dùng một cốc nhỏ, mỗi ngày dùng tối đa là hai lần. Món rượu ngâm sâm với linh chi có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ, ăn uống kém, tốt cho người suy nhược sau cơn bệnh... #2 Cách ngâm rượu nhân sâm với câu kỷ tử Chuẩn bị thành phần gồm: củ nhân sâm khoảng 30gr, 500gr câu kỷ tử, 200gr thục địa, 2 kg đường phèn và 5 lít rượu trắng loại ngon và bình thủy tinh tốt để ngâm rượu. Hướng dẫn cách làm: cho tất cả những nguyên liệu trên vào một cái khạp, rồi đổ rượu vào để ngâm, đậy kín lại. Một tháng sau thì gạn lọc, lấy nước dùng. Bài rượu này có tác dụng bổ ích khí huyết, hiệu nghiệm thấy rõ đối với các chứng như: suy nhược lâu ngày ăn kém, mất sức, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, choáng váng, đau lưng... #3 Cách ngâm rượu nhân sâm với hoàng kỳ Chuẩn bị nguyên liệu gồm: nhân sâm tươi khoảng 50gr, hoàng kỳ (50gr), cùng một lượng rượu ngon vừa đủ.  Hướng dẫn tiến hành: Bận đem nhân sâm, hoàng kỳ ngâm vào rượu khoảng vài tuần là có thể dùng được. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ trung ích khí, cường tráng thân thể, tăng tuổi thọ và chống lão hóa. Ngoài ra ngâm với rượu, nhân sâm còn được dùng để chế biến thành nhiều món ăn để bồi bổ cơ thể, bổ tinh, tăng tủy, còn có thể chế biến món Gà niêu nấu nhân sâm - với nguyên liệu gồm: một con gà giò, 50gr nhân sâm (tươi), 20gr nấm hương, cùng gừng, hành, các gia vị. Cách làm: gà làm sạch, chặt khúc, nhân sâm, hành, gừng, nấm hương cùng cho vào niêu, và một lượng nước vừa đủ (nước phải ngập qua mặt nguyên liệu). Cho niêu vào trong lò hấp, hấp trong 1 giờ, món ăn thơm ngon, khoái khẩu, có công hiệu ôn trung ích khí (điều chỉnh chức năng tiêu hóa, tạo sức), bổ tinh tăng tủy. Rượu ngâm nhân sâm có lợi gì cho sức khỏe? Để bảo quản và phát huy được công dụng của nhân sâm ngoài dùng tươi và nấu ăn chính là ngâm rượu. Rượu sâm có tác dụng giúp cho lưu thông mạch máu, giảm căng thẳng mệt mỏi, đồng thời giúp bổ khí huyết, phòng trừ bệnh tim mạch, tăng cường sinh lực, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ cho người. Rễ phụ của sâm thì thường được sử dụng để làm trà. Trong chữa trị bệnh viêm phế quản, còn có nấm linh chi cũng là dược liệu quý có tác dụng chữa trị bệnh. Bên cạnh đó, phần thân chính lớn của rễ là thành phần quan trọng nhất. Nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quý hiếm. Sử dụng nhân sâm kết hợp sắc với các vị thuốc khác có công dụng hỗ trợ chữa được nhiều bệnh rất hiệu quả. Như các bệnh viêm phế quản, suy giảm trí nhớ, huyết áp, bổ khí, đoản hơi, mạch yếu. Đồng thời chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, giải độc gan, chống đột quỵ và phục hồi thể chất cho người mới ốm dậy, trẻ con chậm lớn,  loạn nhịp tim, ổn định đường huyết. Xem thêm: Lưu ý khi dùng nhân sâm tươi hiệu quả...

Nhân sâm có thực sự bổ không? Cẩn thận gì khi dùng cho an toàn?

Nhân sâm có thực sự bổ không? Cẩn thận gì khi dùng cho an toàn?

Ai cũng biết khi nhắc đến nhân sâm thì cũng nghĩ đến sự quý hiếm. Nó giúp tăng cường sức khỏe con người vô cùng tốt với giàu thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Cái gì cũng có hai mặt, nhân sâm có thực sự bổ không? Nó đem đến lợi ích gì? cùng tìm hiểu chi tiết về nó trong bài viết sau: Nhân sâm có thực sự bổ không? Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm sâm thì nhịp thở dồn dập… Các loại sâm hiện nay là gì? Sâm trồng tại xứ Cao-Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương. Sâm tốt là nhân sâm Triều Tiên (Panax Ginseng C.A.Meyer) được thu hái từ năm thứ sáu, khi hái không làm rễ bị đứt. Hai loại nổi tiếng nhất là: ★ Hồng sâm: là những củ sâm to nhất, màu trắng ngà còn nguyên rễ nhỏ, màu đẹp, giống hình người (vì thế có tên là nhân sâm). Hồng sâm lại chia làm nhiều loại theo trọng lượng. ★Bạch sâm là sâm tốt nhưng không đạt tiêu chuẩn như hồng sâm. Ngoài ra còn có sâm của nhiều nước khác trên thế giới như Liên xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa kỳ… Tại Việt Nam, có hai loại sâm được sắp vào loại sâm thật, đó là sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) còn gọi là sâm K5 và sâm Tam thất (Panax pseudogingseng) mà các sản phẩm đặc chế từ hai loại sâm này đang được nhiều người tín nhiệm. Một số lợi ích của nhân sâm đem lại Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như : ★ Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện. ★ Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”. ★ Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh. Nhân sâm có thực sự bổ không phụ thuộc nhiều vào cách dùng. Theo PGS Nguyễn Viết Tựu thì sâm không có giá trị cung cấp năng lượng và các chất liệu để bồi bổ cơ thể. Nó đóng vai trò một chất xúc tác vạn năng, một “điều phối viên” sẵn sàng làm nhiệm vụ điều hoà một khi các chức năng bị suy giảm, rối loạn. Nhất là vào những “thời điểm nguy hiểm” để lập lại sự cân bằng, duy trì sự ổn định các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên dùng sai cách sẽ dẫn đến nguy hiểm cho cơ thể.  Điều chế thuốc từ nhân sâm đúng cách Ngoài sản phẩm hàng đầu là nhân sâm Hàn quốc, tận dụng thế mạnh để sản xuất nhiều dạng thuốc chứa sâm như sâm lát (ngậm hoặc pha trà), trà sâm (hoà tan), thuốc bổ đa sinh tố kết hợp với sâm, rượu bổ sâm… Ngoài ra còn có các thức ăn bổ dưỡng (health food) chứa sâm. Việt Nam cũng khai thác rất nhiều các loại thuốc chứa sâm như sâm nhung đại bổ, sâm qui tinh, đại bổ trường sinh tửu, sâm kỳ bá bổ tinh, sâm nhung kiện lực…. Những vị thuốc mang tên sâm hiện nay Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên sâm nhưng thật ra không mang những dược tính của sâm và thường được dùng như là thuốc bổ trong y học dân tộc. - Đảng sâm: thuộc họ hoa chuông (Camparulaceae) trong khi nhân sâm thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), được xem là có thể thay thế nhân sâm nhưng giá lại rẻ. - Sâm bố chính: thuộc họ bông vải (Malvaceae) có rễ giống hình người dễ nhầm với nhân sâm. - Thổ cao ly sâm: thuộc họ rau răm (Fortulacaceae). - Huyền sâm, sa sâm…. Nhìn chung có rất nhiều vị thuốc mang tên sâm nhưng lại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau, có thể có củ giống...

Những bệnh không được uống nhân sâm quan trọng cần biết

Những bệnh không được uống nhân sâm quan trọng cần biết

Nhân sâm là một vị thuốc quý bổ dưỡng được xem là vị dược liệu quý hiếm với rất nhiều lợi ích đem lại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên cũng giống như các dược liệu khác, chúng cũng không dành cho một số đối tượng mắc một số loại bệnh. Nếu không biết sử dụng, bạn có thể "tắc tử" vì nó. Những bệnh không được uống nhân sâm là những bệnh nào? Những bệnh không được uống nhân sâm là gì? Nhiều người tin rằng nhân sâm là loại “thần dược” có thể giúp cải thiện hầu như tất cả các vấn đề về sức khỏe. Nên đã lạm dụng chúng với mong muốn tăng cường sức khỏe, tăng nhan sắc hơn, nhưng sự thật không phải như vậy. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ các bệnh cần tránh sử dụng nhân sâm để không gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Người mắc bệnh cao huyết áp Dùng nhân sâm với liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn làm hạ huyết áp. Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, hơn nữa liều thuốc khó nắm vững, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống. Người mắc bệnh lao phổi - giãn phế quản - ho ra máu Nhân sâm Hàn Quốc có tính thương âm, động hỏa, cho nên sẽ càng làm tình trạng  ra máu nặng thêm. Khi người mắc các bệnh lao phổi, giãn phế quản không nên dùng nhân sâm. Dấu hiệu bệnh điển hình của những người này thường ho có đờm lẫn máu, sốt nhẹ. Trong Đông y gọi hiện tượng này là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Để chữa trị cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Người bị cảm mạo  Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm virus hay nhiễm vi khuẩn gây nên, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu. Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Người cần phải uống dài ngày nhân sâm thì trong thời gian bị cảm mạo cần phải tạm thời ngừng không uống. Người bị bệnh viêm gan Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, thì đó đều là gan mật bị thấp nhiệt, khí không lưu thông thanh thoát được. Nếu uống nhân sâm sẽ lại được trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm. Người mắc xuất tinh sớm, di tinh Nhân sâm có khả năng thúc đẩy kích dục tố, tăng nội tiết tố trong nam giới. Những người bị di tinh và  xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích trong vấn đề tình dục. Do đó, khi dùng nhân sâm có thể sẽ làm nặng tình trạng này hơn. Có thể hiểu rằng phần lớn là gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa. Người bị đau dạ dày - viêm loét dạ dày - đau bụng Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên, Đông y gọi là do khí trệ vị hoá mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lý khí hoà vị, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, như vậy rất khó làm giảm và làm hết đau. Người mắc viêm phế quản Khi bệnh cảm nhiễm giãn phế quản, bị lao... thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Đông y là âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hoả, lương huyết chỉ huyết. Vậy mà nhân sâm có thể làm thương âm động hoả, càng làm hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm. Xem thêm: Một số lưu ý để dùng nhân sâm hiệu quả nhất Người mắc các vấn đề về hệ thống miễn dịch Người có bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng là những người bị âm hư hoà vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao. Phụ nữ đang mang thai và trẻ em dưới 14 tuổi Phụ nữ ở thời kỳ mang thai uống nhân sâm có...

Bạn có biết vì sao Củ cải được xem là nhân sâm đất?

Bạn có biết vì sao Củ cải được xem là nhân sâm đất?

Theo đông y, củ cải trắng tươi sống có vị cay, tính mát, khi đã nấu chín vị ngọt, tính bình. Rất thích hợp để sử dụng vào mùa đông và được xem là Nhân sâm đất mùa đông. Củ cải trắng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây: Tại sao nói củ cải là nhân sâm đất? Sở dĩ củ cải được gọi là nhân sâm đất vì hàm lượng vitamin C cao gấp 6 – 10 lần lê và táo. Trong củ cải chứa nhiều chất có khả năng chống ung thư. Củ cải trắng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và vitamine có lợi cho sức khỏe như: Protid, glucid, photpho, sắt;  xenluloza, canxi, vitamin PP, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2. mặt khác nó không chứa nhiều năng lượng. Trong 100g củ cải trắng chỉ chứa 16 Kcal. Ăn củ cải thường xuyên giảm được mỡ trong máu, ổn định huyết áp, phòng bệnh tim, xơ vữa động mạch, sỏi mật… Ngoài ra, củ cải còn có công dụng hoạt huyết, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu và giải độc rất tốt. Cụ thể như sau: Phòng tránh thiếu máu bằng củ cải Củ cải chứa vitamin B12 tự nhiên, có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu sắt. Đồng thời, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin. Cho nên, lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu. Dùng củ cải trắng có thể chữa ho, viêm họng Củ cải vốn có tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi. Đặc biệt là vào mùa đông rất hiệu quả. Một số người thường có nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Hãy ăn củ cải trong thực đơn hàng tuần sẽ có hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, nó còn có chức năng trợ giúp cải thiện đối với các bệnh tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông. Củ cải trắng hỗ trợ phòng ngừa ung thư Củ cải các loại là một trong số thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Như hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư. Hơn nữa, nó cũng chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác. Những chất này giúp hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Do đó, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều thì tác dụng chống ung thư của nó cũng càng tốt. Hỗ trợ tiêu hóa kém bằng củ cải trắng Củ cải đường và củ cải trắng đều giàu chất xơ, có khả năng là một chất tẩy rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa. Nó hỗ trợ phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể mà những thức ăn này về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe. Ngoài chứa nhiều vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phong phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố. Làm cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc rõ rệt. Dưỡng ẩm cho làn da với củ cải trắng Trong những ngày mùa đông lạnh giá, loại nước tắm làm từ củ cải này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể. Các vitamin có trong củ cải tươi sẽ thấm vào làn da giúp cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Bằng cách lấy củ cải và cắt thành những lát mỏng, sau đó đem phơi khô. Sau đó mỗi lần tắm thì dùng một ít vào nước tắm nóng để ấm.  Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng củ cải trắng Vì hàm lượng dồi dào vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có khả năng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên và tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên và đúng cách có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm các bệnh vặt hàng năm. Hỗ trợ điều trị mụn từ củ cải trắng Ít ai biết rằng, trong củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau của khác. Mà vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Dùng cắt lát để đắp mặt nạ và ăn thường xuyên cũng cải thiện tình...

Nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư hay không?

Nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư hay không?

Nhân sâm từ ngàn đời này được xem là dược liệu quý hiếm tăng cường sức khỏe con người. Nhiều người băn khoăn liệu nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư hay không? Nếu đây là sư thật chắc chắn giúp được rất nhiều người vượt qua bệnh nan y này. Nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư? Trên thế giới có 11 loại nhân sâm thuộc chi Panax đã được nhận dạng. Nhân sâm châu Á gồm Panax notoginseng, Panax japonica và Panax ginseng; Nhân sâm ở châu Mỹ như Panax quinquefolius. Nhân sâm có thành phần hóa học đa dạng. Thành phần hợp chất trong nhân sâm Nhân sâm có chứa protein và carbohydrate, chúng còn chứa tinh dầu dễ bay hơi,  amino acid, vitamin và acid béo, các ginsenoside (ginseng saponins). Đã có hơn 100 loại ginsenoside được phân lập từ các loại nhân sâm khác nhau. Ginsenoside có hoạt tính sinh học cao, là thành phần hóa học chủ yếu tồn tại trong rễ. Nhân sâm châu Á trong đó có nhân sâm Hàn Quốc, chứa đến 38 loại ginsenoside khác nhau. Còn Nhân sâm Mỹ Panax quinquefolius thì chỉ có 19 loại ginsenoside. Hơn nữa, sâm Châu Á cũng chứa nhiều hoạt chất không là saponin hơn bao gồm hợp chất K, acid polysaccharide và hợp chất polyethylene. Những chất này được cho rằng có lợi với sức khỏe hơn so với Panax quinquefolius. Tới nay, sâm Châu Á được tiến hành nghiên cứu nhiều và sử dụng phổ biến nhất trong các loại nhân sâm.  Nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm tới bệnh ung thư Nghiên cứu bệnh trên 1.987 bệnh nhân ung thư Hàn Quốc, cho thấy sử dụng hồng sâm giúp giảm nguy cơ mắc phải ung thư ác tính bao gồm ung thư phổi, đại trực tràng. Tuy nhiên, các loại ung thư như vú, tử cung, tuyến giáp hay bàng quang trên phụ nữ không có tác dụng giảm nguy cơ mắc phải khi dùng hồng sâm. Kết quả từ một nghiên cứu khác ở 4.634 người Hàn Quốc 40 tuổi trở lên cho thấy những người sử dụng sâm giúp tỷ lệ mắc ung thư giảm so với những người không sử dụng. Ngoài ra, sử dụng hồng sâm 1g mỗi tuần trong 3 năm liên tiếp ở bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính được chứng minh rằng nó có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư về đường tiêu hóa trong 8 năm theo dõi sau đó. Bên cạnh những nghiên cứu cho thấy sử dụng nhân sâm có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư, một số nghiên cứu không cho thấy mối liên kết này tồn tại. Vậy nghiên cứu này chưa chứng minh được nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư.  Phân tích khác trên gần 75.000 phụ nữ độ tuổi từ 40 đến 70 trong một nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ ở Thượng Hải và Trung Quốc cho thấy, không có mối liên kết giữa giảm hay tăng nguy cơ mắc ung thư tiêu hóa và sử dụng các loại nhân sâm khác nhau. Và một phân tích khác trên hơn 35.000 nam giới ở độ tuổi từ 50 đến 76 của nghiên cứu VITAL cho kết quả cho thấy, sử dụng nhân sâm không ảnh hưởng tới việc tăng hay giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Nhân sâm có thể chữa khỏi bệnh ung thư? Hiện nay ở Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc đang có những cố gắng nghiên cứu nâng cao sức đề kháng ở người bị bệnh ung thư. Tế bào ung thư rút hết dinh dưỡng của các tế bào khác, nó làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng,tình trạng thiếu máu làm cho sức đề kháng yếu. Các liệu pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư cũng tiêu diệt nhiều bạch cầu. Một số người giảm bạch cầu xuống dưới 2 triệu khiến cho sức đề kháng giảm yếu không tạo ra được khả năng miễn dịch. Nguyên nhân này làm cho tế bào ung thư càng tự do phát triển nguy hiểm hơn. Do đó cần phải gia tăng bạch cầu cho người bệnh mà Nhân sâm có khả năng tăng bạch cầu rất hiệu quả. Xem thêm: Lưu ý khi dùng nhân sâm hiệu quả  Gần 50 năm trước, GS. Bộ Biên Bố Nhị Mẫn đã cho biết rằng, tế bào ung thư không lập tức trở thành ung thư mà chuyển hóa từ từ. Nó chuyển đổi tế bào ung thư trở thành tế bào phát triển bình thường. Giả sử, nếu lập luận của GS. Nhị Mẫn là đúng, lấy tế bào của động vật, chiết xuất chất ung thư sẽ...

Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm mà người dùng cần phải biết

Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm mà người dùng cần phải biết

Nhân sâm trong Y học cổ truyền được xếp vào loại dược liệu quý hiếm giúp con người vượt qua nhiều bệnh tật. Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm sẽ giúp người sử dụng tránh được các hậu quả nguy hiểm không đáng có. Bởi nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí đe dọa tính mạng.  Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm cần tránh Không chỉ nhân sâm, bất kỳ loại dược liệu từ thiên nhiên hay thực phẩm hàng ngày cũng có những kiêng kị cần tránh . Điều này giúp món ăn hài hòa thành phần dinh dưỡng bên trong chúng và cơ thể. Sau đây là các điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng nhân sâm đảm bảo sức khỏe. #1 Không uống trà cùng với nhân sâm Với nguyên nhân là trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm nên người dùng cần tránh thói quen nguy hiểm này. Trong trà có những dược chất chống nhân sâm, nên khi cùng kết hợp thì tính bổ dưỡng của nhân sâm bị tiêu diệt. Hiện nay có nhiều người đang uống trà sau khi dùng sâm mà không biết rằng điều này không hề tốt, ngược lại còn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn nên uống hay sử dụng hai loại này cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng để nó có thể phát huy tác dụng của mình một cách tốt nhất. #2 Không dùng quá nhiều nhân sâm hàng ngày Với lý do nghĩ rằng nhân sâm Hàn Quốc là thuốc bổ nên dùng càng nhiều càng tốt. Từ đố, một số người đã hãm nhân sâm trong phích nước, dùng thay nước uống quanh năm. Có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo cao su. Hay dùng nhân sâm nhiều trong 1 ngày. Nhưng không biết những điều này là đang lạm dụng nhân sâm như trên có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Sau đây là một số ví dụ chứng minh: - Anh X. (36 tuổi) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột. Tin rằng sâm có thể giúp người ốm dậy phục hồi sức khỏe nhanh, sau khi ra viện 10 ngày, anh đã uống liền một lúc 30 g sâm. Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân ra nhiều máu, được đưa đi viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. - Một đôi nam nữ trẻ lấy một củ hồng sâm (khoảng 1 lạng) đem đun sắc trong 2 giờ, lấy 800 ml nước thuốc đó chia nhau uống hết và ăn luôn cả bã sâm. Khoảng 10 phút sau, cả hai thấy nhức đầu, chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, cổ khô, miệng đắng, khát nước, nói nhiều câu mất chuẩn xác, nhìn vật không rõ, đôi lúc không tự chủ được hành động. Sau 20 giờ, đầu óc họ không còn minh mẫn, miệng khô nẻ, yết hầu tụ máu, không muốn ăn uống, đồng tử giãn, đái rắt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, họ khó thoát khỏi bàn tay tử thần. - Một thanh niên gặp trục trặc trong chuyện chăn gối với vợ, nhưng do xấu hổ nên đã không đi khám mà tự tìm thuốc uống. Cho rằng nhân sâm có tác dụng trợ dương, tăng khoái cảm, anh ta đã dùng loại dược liệu này một cách tùy tiện và cuối cùng bị chính nhân sâm làm cho liệt dương. - Một nam giới khác lại dùng nhân sâm đều đặn với liều 3g/ngày, liên tục trong 2 năm. Kết quả là anh thường xuyên có biểu hiện hưng phấn và kích thích trung khu thần kinh (tính tình hăng hái, hay bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng...). Một số người khác cũng dùng sâm theo cách tương tự lại bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy vào buổi sáng… Xem thêm : Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm cần biết #3 Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. #4 Không dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Thông thường chúng ta sử dụng các nồi có chất liệu kim loại để chế biến đồ ăn hàng ngày. Nhưng khi người sử dụng sử dụng các loại nồi kim loại nấu nhân sâm thì lại rất nguy hiểm. Vì những chất kim loại độc...

[Nguy hiểm cần biết] Tại sao bà bầu không nên sử dụng nhân sâm?

[Nguy hiểm cần biết] Tại sao bà bầu không nên sử dụng nhân sâm?

Phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều chất bổ để tăng cường sức khỏe và giúp cho sự phát triển của trẻ tốt nhất. Nhiều thực phẩm và dược liệu được sử dụng cho mẹ bầu, nhưng ít ai biết rằng bà bầu không nên sử dụng nhân sâm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các thực phẩm thay thế cho mẹ bầu trong bài viết sau đây. Vì sao bà bầu không nên sử dụng nhân sâm? Theo Đông Y cho rằng, khi người phụ nữ mang thai thì sẽ mất kinh nguyệt, lúc này máu của kinh lạc và phủ tạng sẽ đều tập trung vào việc nuôi dưỡng cho thai nhi. Cho nên, toàn bộ cơ thể người mẹ sẽ ở vào trạng thái âm huyết suy, dương khí thịnh. Y học cổ truyền khái quát toàn bộ quá trình biến hóa sinh lý chủ yếu ở người phụ nữ khi mang thai như sau: " Dương thường hữu dư, âm thường bất túc" (ý: dương thịnh âm suy); "khí thường hữu dư, huyết thường bất túc" (ý: thừa khí nhưng thiếu máu). Do đó, thai phụ rất dễ xuất hiện tình trạng "thai hỏa". Nhân sâm Hàn Quốc hay các loại khác đều thuộc loại nguyên khí đại bổ, cho nên sau khi mang thai không lâu, nếu người mẹ uống hoặc dùng chúng quá nhiều nhân sâm thì có thể khiến cho khí thịnh còn âm hoa tổn.  m mà suy thì hỏa vượng, có thể hiểu đó chính là " khí hữu dư, tiện thị hỏa" (ý nói: khí thừa nhiều sẽ chuyển thành hỏa). Thai phụ dùng nhân sâm sẽ gặp phải tình trạng gì? Nhiều chị em được “mách” rằng dùng nhân sâm để bồi bổ cơ thể nhưng lại vô tình gây ra các tác dụng phụ khó lường trước được. Phụ nữ có thai có thể gặp phải các nguy hiểm sau khi dùng nhân sâm mà chưa có sự cho phép của bác sĩ.  #1 Nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh Các nhà khoa học tại trường Đại học Hồng Kông có một số nghiên cứu, họ đã dùng nhân sâm thí nghiệm trên những con chuột đang mang bầu. Mỗi con chuột mẹ được tiêm 30mg/ml mỗi ngày một hợp chất có nhiều trong nhân sâm có tên là hợp chất ginsenoside Rb1. Liên tục cho đến ngày thứ 9 thì các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân tay có dấu hiệu phát triển không bình thường. Điều này một phần chứng tỏ rằng bà bầu không nên sử dụng nhân sâm bởi nhiều khả năng sẽ gây dị tật cho trẻ. #2 Gặp tình trạng chảy máu Nhân sâm nói chung có đặc tính chống đông máu nên khi phụ nữ mang thai dùng nó, có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng. Đặc biệt trong quá trình sinh con và sau khi sinh xong khó lường trước được. #3 Gặp tình trạng khô miệng Chứng khô miệng là tình trạng phổ biến đối ở phụ nữ mang thai và nhiều người khác khi dùng quá liều mặc dù đã uống nước nhiều lần. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các enzyme có trong nhân sâm khiến các tuyến nước bọt hoạt động kém. Thai phụ luôn thấy khó chịu khi gặp phải triệu chứng này. #4 Dùng nhân sâm gây nhức đầu cho thai phụ Bà bầu ăn nhân sâm ngoài gặp phải các triệu chứng trên còn có thể bị đau đầu, đau cơ ở mặt và cổ. Tình trạng này có thể khiến các triệu chứng mang thai như ốm nghén, thay đổi tâm trạng càng trở nên trầm trọng hơn. Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần người mẹ dai dẳng và sự phát triển toàn diện của thai nhi. #5 Có khả năng bị tiêu chảy Một tác dụng phụ thường gặp khi dùng nhân sâm quá liều ở người thường hoặc khi bà bầu uống sâm đó là tiêu chảy. Tình trạng này có thể kéo dài từ 2 – 3 lần/ngày. Bệnh tiêu chảy kéo dài rất nguy hiểm, có thể dẫn đến mất nước, gây bệnh trĩ, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu rơi vào tình huống này, hãy đi khám và uống nhiều nước để giúp cơ thể tránh bị mất nước. #6 Nguy cơ mất cân bằng lượng đường trong máu Phụ nữ khi mang thai cần có một sức khỏe tốt và tinh thần an vui. Việc sử dụng nhân sâm khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường rất cao nhưng đa phần không ai biết về điều này. Tình trạng mất cân bằng lượng đường gây chóng mặt và hạ nhịp tim, chúng đều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. #7 Bị rối loạn giấc ngủ Theo...

#5 Cách dùng nhân sâm với mật ong bổ dưỡng dễ làm

#5 Cách dùng nhân sâm với mật ong bổ dưỡng dễ làm

Theo y học cổ truyền, nhân sâm là vị đứng đầu trong bốn vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ tạng, sinh tân dưỡng huyết. Cách dùng nhân sâm với mật ong là cách phổ biến được nhiều người dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng. Các cách dùng nhân sâm với mật ong ngon và bổ Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu thuốc... hoặc có thể phối hợp với các vị thuốc khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong, một dược liệu có công dụng bổ trung ích khí, nhuận táo chỉ thống, hoãn cấp giải độc, an ngũ tạng, hòa bách dược.  #1 Dùng nhân sâm với mật ong tăng cường sinh lý nam -Chuẩn bị: Nhân sâm Hàn Quốc 3g, mật ong 15g. -Cách làm: Nhân sâm lấy thái vụn sắc kỹ lấy chừng 200ml (bã thuốc có thể nhai nuốt), sau đó cho mật ong vào hòa đều, chia uống vài lần trong ngày.  -Công dụng: bổ khí đề tinh thần, tráng dương hưng dục, diên niên ích thọ, dùng làm thuốc bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục, xuất tinh sớm, di tinh... #2 Nhân sâm với mật ong bồi bổ cho người cao tuổi  -Chuẩn bị: Nhân sâm 500g, mật ong 250g nguyên chất. -Cách làm: Lấy nhân sâm thái vụn sắc kỹ 3 lần, sau đó bỏ bã, hòa với mật ong rồi cô đặc thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g.  -Công dụng: Có tác dụng giúp diên niên ích thọ, rất thích hợp cho người già cần bồi bổ sức khỏe để kéo dài tuổi thọ. #3 Cách dùng mật ong với nhân sâm cho bệnh đường hô hấp -Chuẩn bị: Nhân sâm tươi 30g, sữa bò 150g, lê tươi 500g, mật ong 120g.  -Cách làm: Nhân sâm thái vụn, sắc kĩ 3 lần, sau đó bỏ bã lấy nước cốt. Lấy lê gọt vỏ bỏ hạt, rửa sạch, ép lấy nước. Đổ mật ong, sữa bò, nước lê và dịch chiết sâm vào nồi. Nấu cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần. Dùng mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g.  -Công dụng: Dùng giúp bổ khí dương âm, thanh phế nhuận táo, dùng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh đường hô hấp thể Khí âm lưỡng hư. Với các biểu hiện bằng các triệu chứng mệt như mất sức. Người bị khó thở, dễ bị cảm mạo, hay vã mồ hôi, ho khan ít đờm, môi khô miệng khát, hoa mắt chóng mặt, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, tai ù tai điếc, đại tiện táo… #4 Nhân sâm mật ong với hạnh đào nhân tốt cho tóc -Chuẩn bị: Nhân sâm 5g, hạnh đào nhân 50g, mật ong 300g.  -Cách làm: Nhân sâm thái vụn, hạnh đào nhân sao thơm tán vụn, hai thứ đem sắc thật kỹ lấy nước rồi hòa với mật ong, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm.  -Công dụng: Giúp bổ nguyên dương, làm đen râu tóc, phòng chống rụng tóc, chuyên dùng bồi bổ cho những người thể lực suy yếu, thị lực giảm sút, râu tóc sớm bạc, rụng tóc nhiều... #5 Nhân sâm dùng với mật ong cải thiện đau đường dạ dày -Chuẩn bị: Nhân sâm 100g, can khương 100g, cam thảo 150g, bạch truật 150g, phụ tử chế 100g, mật ong 650g. -Cách làm: Đem các vị thuốc sấy khô, tán bột với nguyên liệu dạng tươi hoặc dùng trực tiếp các vị dạng bột. Rồi luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 7g, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm.  -Công dụng: đại bổ nguyên khí, ôn vị tán hàn, chuyên dùng bồi bổ và trị liệu cho những người bị bệnh lý dạ dày - đại tràng thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng, mệt như mất sức, bụng lạnh đau âm ỉ, chườm nóng thì đỡ đau, buồn nôn và nôn ra nước trong, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt… Dùng nhân sâm với mật ong cần lưu ý gì? Nhân sâm ngâm hay chế biến với mật ong giúp cân bằng tính hàn của sâm, dễ sử dụng hơn. Đồng thời còn mang lại nhiều ích lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng sâm mật ong và dùng...

#4 Tác dụng xấu của nhân sâm gây nguy hiểm không thể bỏ qua

#4 Tác dụng xấu của nhân sâm gây nguy hiểm không thể bỏ qua

Nhân sâm và các sản phẩm của nó đã được sử dụng trong các loại thuốc thảo dược truyền thống từ thời cổ đại để cải thiện sức khỏe và giúp con người vượt qua bệnh tật. Đây được coi là thuốc bổ để khôi phục lại sức khỏe. Nhưng ít ai biết về tác dụng xấu của nhân sâm đối với con người. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 4 Tác dụng xấu của nhân sâm gây nguy hiểm là gì? Nhân sâm là một loại cây lâu năm giàu dinh dưỡng thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Đông Á. Nhân sâm giàu axit amin, khoáng chất, vitamin B, vitamin C và vitamin E, rễ sâm khô được sử dụng như bột và viên nang. Nhân sâm Hàn Quốc cũng có chứa nhiều hoạt chất, các ginsenosides quan trọng nhất hay là panaxosides.  Sâm đã được sử dụng trong điều trị một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, rụng tóc, căng thẳng, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, và thậm chí cả ung thư. Nhưng người dùng khi dùng sai cách thì những lợi ích sẽ biến thành có hại. Cụ thể như sau:  #1 Dùng sâm quá liều bị mất ngủ - buồn nôn - đau đầu  Đây là hiện tượng phổ biến nhất đối với những người dùng nhân sâm quá lượng dùng hàng ngày. Dẫn đến cơ thể không thể hấp thụ và chuyển hóa năng lượng cùng thành phần dinh dưỡng của nó một cách tốt nhất. Dẫn đến tích tụ chất trong cơ thể, gây ra áp lực cho các hệ thống hấp thu và chuyển hóa chất. Từ đó gây ra hiện tượng này.  #2 Dùng sâm không đúng cách gây ra các vấn đề tim mạch Một số trường hợp dùng nhân sâm quá liều dẫn đến lượng đường huyết trong máu bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Người bệnh chóng mặt, hoa mắt, hay thậm chí ngất xỉu. Đối với những người mắc các bệnh về tim mạch hay có tiền sử bệnh tim nên thận trọng khi dùng. Việc tự ý dùng có thể gây trầm trọng thêm bệnh tim hiện tại. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tốt nhất. #3 Dùng nhân sâm ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và trẻ nhỏ Tuy rằng nhân sâm là một dược liệu vô cùng bổ dưỡng và quý hiếm. Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể dùng an toàn. Theo nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ dưới 13 tuổi và phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng nhân sâm. Việc dùng nó vào giai đoạn này có thể khiến sự phát triển của thai nhi không bình thường và rất nguy hiểm. Đây là tác dụng xấu của nhân sâm vô cùng nguy hiểm, phụ huynh nên chọn các thực phẩm dinh dưỡng khác lành tính và phù hợp hơn để thay thế.  Xem thêm: Các lưu ý để sử dụng nhân sâm hiệu quả cần biết #4 Dùng sâm có thể gây ra các dị ứng Một số triệu chứng của dị ứng nhân sâm như ngứa ngáy, khó thở, phát ban trên da,...Hiếm gặp nhưng có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Sở dĩ người dùng gặp phải hiện tượng này là do cơ thể dị ứng với thành phần trong nhân sâm. Do đó, những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của chúng không nên sử dụng. Dừng ngay việc dùng sâm nếu thấy các triệu chứng dị ứng sau khi dùng nhân sâm để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Một số thông tin cần biết khi dùng nhân sâm cần biết Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung. Bên cạnh đó, nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.  Một số nghiên cứu trên loài chuột chứng minh về tác dụng xấu của nhân sâm. Như nó có thể gây dị tật cho bào thai chuột. Nguyên nhân là vì một trong những hợp chất của nhân sâm là Rb1 - có liên quan đến những biến đổi bất thường trong bào thai của chuột. Chỉ sau 9 ngày, các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân, tay đều phát triển bất thường. Thông tin này vẫn chưa được kiểm định trên cơ thể con người....

Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ