Các cụ cho rằng nhân sâm là vị thuốc quý của nhân loại, là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền từ ngàn đời xưa đến nay. Nó còn là loại thảo dược được đánh giá có những công hiệu tuyệt vời như bồi bổ sức khỏe. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về nguồn gốc của nhân sâm, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây:
Sơ lược về nguồn gốc nhân sâm phương Đông
Huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc được mệnh danh là xứ sở của nhân sâm. Đầu tháng 9 hàng năm là thời điểm bắt đầu vào mùa thu hoạch nhân sâm, vì thế, đây cũng là mùa mua bán nhân sâm nhộn nhịp nhất. Huyện Phủ Tùng là vùng đất có lịch sử trồng nhân sâm đã hơn 100 năm. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cùng bề dày kinh nghiệm trong trồng trọt nên Phủ Tùng đã trở thành nơi chuyên sản xuất nhân sâm.
Nhân sâm ở tỉnh Cát Lâm được trồng trong khu rừng nguyên sinh thuộc núi Trường Bạch. Sau khi khai khẩn rừng, người trồng sẽ đào xới đất rồi quy hoạch thành từng luống đất để có thể trồng nhân sâm bằng hạt giống hay củ. Khu vườn trồng nhân sâm phải được che mưa che nắng bằng một tấm bạt căng bên trên. Nhân sâm được trồng như thế trong 3 năm, sau đó được nhổ lên để mang đến nơi khác trồng thêm 3 năm nữa mới được thu hoạch.Nhân sâm được gieo trồng dạng này được gọi là sâm nguyên hoặc sâm vườn.
Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhân sâm rừng - loại nhân sâm mà người trồng lấy hạt giống từ trái nhân sâm rải khắp trong khu rừng cho chúng tự mọc, tự phát triển mà không cần chăm sóc.
Ngày nay, con người đã biết rõ quy luật sinh trưởng của nhân sâm. Tính từ lúc trồng đến khi thu hoạch nhân sâm phải mất quãng thời gian từ 6 năm đến 10 năm. Môi trường sống của nhân sâm hoang dã thường là những khu rừng trên núi có độ cao so với mực nước biển từ 1.000 – 2.000 mét. Phổ biến là nhân sâm Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, và các nước Châu lục khác,...
Vì sao nhân sâm được gọi là vị thuốc quý của nhân loại?
Nhân sâm đứng đầu trong 4 vị thuốc thập toàn đại bổ Sâm - Nhung - Quế - Phụ.
Thời cổ đại, nhân sâm đã được xem là loại thuốc đại bổ nguyên khí, an thần, ích trí, tăng cường thể lực cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho con người. Không chỉ có thế mà trong sử sách Trung y còn cho thấy, người xưa đã phát hiện nhiều tác dụng của nhân sâm từ rất sớm. Nhân sâm có vị ngọt, hậu đắng, hơi hàn, công dụng chính là an thần, bồi bổ ngũ tạng, giải khí hư, giúp sáng mắt, bổ não…
Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã tìm ra một chất đặc biệt trong củ nhân sâm tên Ginsenoside. Nó có hoạt tính mạnh mẽ trong tác dụng nâng sao sức miễn dịch cho cơ thể người. Bên cạnh đó, nó giúp tăng trí nhớ, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, chống lão hóa cho tế bào,...
Theo cuốn "Thần Nông bản thảo kinh", nhân sâm có vị ngọt và hơi lạnh. Chúng tốt cho nội tạng con người. Dù khoa học hiện đại có thể phân tích hoạt chất trong nó nhưng vẫn không đạt tới tinh túy thực sự. Trên thực tế, các đặc tính của các hoạt chất trong thảo dược Đông y thì khó có thể tách ra riêng rẽ được. Nhân sâm khi dùng đúng cách sẽ phát huy được lợi ích thần kỳ của chúng đối với cải thiện sức khỏe con người. Tuy nhiên khi lạm dùng hay dùng sai cách thì sẽ dẫn đến hệ lụy nguy hiểm.
Xem thêm: Các lưu ý khi dùng nhân sâm tươi để đạt hiệu quả cao nhất
Ngày xưa người tìm nhân sâm như thế nào?
Cư dân ở khu vực núi Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm từ lâu đã có truyền thống lên núi tìm nhân sâm. Phong tục này chẳng biết đã có từ bao giờ nhưng đến nay vẫn còn không ít người thích công việc này và xem đó là một nghề cao quý. Đây là công việc rất nguy hiểm và phải nhờ vào duyên may nên những người tìm nhân sâm luôn phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt. Họ cho rằng, phải tuyệt đối tin tưởng vào những quy định nếu muốn gặp được nhiều thuận lợi trong việc tìm sâm, ví dụ như số người trong đoàn lên núi phải là số lẻ.
Thời điểm tìm kiếm nhân sâm trên núi
Thời điểm tìm nhân sâm hoang dã thuận lợi nhất trên núi Trường Bạch là mùa thu. Mùa thu là mùa cây nhân sâm cho quả, quả của loài thảo dược này rất nhỏ, trổ thành một chùm chín đỏ tươi rất đẹp. Chùm quả chín của nó giúp mọi người dễ nhận ra cây nhân sâm giữa rừng xanh rậm rạp. Những người đào sâm trên núi, sau khi hoàn tất công việc thu hoạch củ, thường họ lấy quả của nó rãi ra xung quanh. Người ta trồng nhân sâm bằng cách gieo những quả chín. Cách rãi quả trên rừng như thế sẽ giúp bảo tồn được nguồn nhân sâm trong tự nhiên.
Đặc điểm nhận biết của cây nhân sâm
Quả của cây nhân sâm trổ thành một chùm đỏ, giúp con người nhận ra sự tồn tại của nó giữa cánh rừng rậm rạp. Nhân sâm hoang dã trên núi Trường Bạch còn được dân địa phương gọi bằng những cái tên khác như “Bổng Chùy” hay “Địa Tinh”. Những tên gọi này xuất phát từ trong các truyền thuyết. Người xưa cho rằng, nhân sâm là một loài thảo dược được kết tinh từ những tinh hoa trong trời đất mà thành.
Phân loại theo cách chế biến nhân sâm thì có những loại bao gồm: Bạch sâm, Hồng sâm, Hắc sâm và Sâm tươi.
✦ Hồng sâm là loại sâm có màu nâu đậm, chúng được chế biến bằng cách chọn những củ sâm to, trên 6 năm tuổi. Sau đó được rửa sạch và hấp ở nhiệt độ 98 -100 độ C. Cuối cùng là sấy khô đến khi độ ẩm dưới 15% rồi bảo quản để dùng.
✦ Bạch sâm: Là những củ sâm không đạt tiêu chuẩn để làm hồng sâm thì chế biến thành. Chúng có màu trắng, độ ẩm dưới 15%. Bằng cách phơi dưới nắng 7-15 ngày.
✦ Hắc sâm: Hắc sâm cần phải được chưng cất và sấy khô 9 lần trong khi hồng sâm chưng cất và sấy khô một lần.
✦ Sâm tươi là sâm được thu hoạch sau 4-6 năm và chưa được trải quá quá trình sơ chế nào, có độ ẩm 75%.
Những vùng đất mà nhân sâm thích hợp phát triển
Những củ nhân sâm núi lâu năm thường sinh trưởng ở những nơi hẻo lánh trong rừng hoặc trên núi ít có con người đặt chân đến. Khí hậu, thổ nhưỡng, ánh nắng… là những yếu tố tự nhiên vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của loài thảo dược này. Do rễ nhân sâm rất dài nên quá trình đào củ nhân sâm rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng nhiều đến giá trị của củ sâm.
Nếu khi đào bất cẩn làm đứt rễ thì củ nhân sâm hoang dã đó cũng không thể nào bán được giá cao nữa. Sau khi được đào lên, việc làm đầu tiên là phải tìm một mảng rêu tảo xanh nào đó bao bọc củ sâm lại để giữ thành phần nước bên trong cho củ sâm được tươi lâu. Sau đó, dùng vỏ cây rừng bao củ sâm lại thêm một lớp nữa.
Xác định tuổi của nhân sâm
Trọng lượng của củ nhân sâm cũng là một trong những yếu tố xác định tuổi thọ của nó. Loại nhân sâm trên 9 lạng được xem là thượng hạng. Thông thường, những củ sâm 7 – 8 lạng đã được xem là vô cùng quý giá.
Như vậy, chắc hẳn bạn đã có sự hiểu biết về thông tin cơ bản về Nhân sâm - vị thuốc quý của nhân loại mà các cụ thường nhắc đến. Nhân sâm là một loại thuốc quý đã được khoa học công nhận, vì thế, nhu cầu sử dụng chúng trên thị trường luôn rất cao. Người dùng cần lựa chọn nhân sâm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Thông tin liên lạc :
CÔNG TY TNHH TM SÂM YẾN NHẬT MINH
Website: https://samyennhatminh.com/
Địa chỉ: 12 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
HOTLINE : 0948262604
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.