Cách chọn và phân biệt sâm tươi

Người bán thường tìm cách làm nhân sâm giả hoặc nhân sâm kém chất lượng rồi trộn với sâm thật, sâm tốt để kiếm lời. Vì vậy, phân biệt và lựa chọn được sâm tốt trên thị trường là một việc khá phức tạp. Có rất nhiều loại nhân sâm. Nếu căn cứ vào nguồn khai thác, có thể chia làm 2 loại là dã sơn sâm (mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), nguyên sâm (được gieo trồng, còn gọi là sâm vườn). Căn cứ vào nguồn gốc địa lý thì có sâm Trung Quốc (cát lâm sâm, liêu sâm), sâm Triều Tiên, Nhật Bản (Cao Ly s

Cách chọn và phân biệt sâm tươi

phan biet nhan sam

Người bán thường tìm cách làm nhân sâm giả hoặc nhân sâm kém chất lượng rồi trộn với sâm thật, sâm tốt để kiếm lời. Vì vậy, phân biệt và lựa chọn được sâm tốt trên thị trường là một việc khá phức tạp.

Có rất nhiều loại nhân sâm. Nếu căn cứ vào nguồn khai thác, có thể chia làm 2 loại là dã sơn sâm (mọc tự nhiên, còn gọi là sâm rừng), nguyên sâm (được gieo trồng, còn gọi là sâm vườn). Căn cứ vào nguồn gốc địa lý thì có sâm Trung Quốc (cát lâm sâm, liêu sâm), sâm Triều Tiên, Nhật Bản (Cao Ly sâm), sâm Mỹ (Tây Dương sâm), sâm Việt Nam (Ngọc Linh sâm)...

 

Nếu căn cứ vào cách thức chế biến thì có sinh sái sâm (loại để nguyên vỏ, rửa sạch đất cát rồi phơi khô), đại lực sâm (khi chế biến có nhúng vào nước sôi vài phút rồi lấy ra phơi khô), hồng sâm (loại bỏ rễ, râu sấy khô mà thành, còn gọi là thạch trụ sâm), bạch sâm (loại ngâm tẩm trong nước đường đặc, còn gọi là đường sâm), cáp bì sâm (trước tiên ngâm trong nước sôi, sau đó ngâm trong nước đường loãng)... Ngoài ra, còn có sâm trà, sâm lát, sâm viên nang..., tùy theo công nghệ bào chế. Bên cạnh những phẩm chất và công dụng chung, mỗi loại nhân sâm lại có những đặc tính và năng lực riêng.


Nhận biết nhân sâm rừng

Đây là loại sâm mọc hoang, chất lượng tốt. Rễ ngắn và thô, dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ một chút, thường có hai nhánh rễ chính, trông giống hình người, đầu trên có đường vằn ngang nhỏ và sâu, thân rễ nhỏ dài, thường từ 3-9 cm, phần trên uốn khúc gồ ghề, quen gọi là “rễ cổ nhọn”. Bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và khá trơn bóng, thường gọi là “rễ tròn”. Rễ râu thưa thớt, dài gấp 2 lần rễ chính, dai, khó bẻ gãy, có nốt sần nổi lên rất rõ, được gọi là “trân châu điểm” hay “hạt trân châu”.

Nhân sâm rừng thường đắt và tốt hơn nhân sâm trồng. Vì hai loại có hình dáng giống nhau nên người ta hay lấy sâm trồng giả mạo là sâm rừng. Cách phân biệt:

- Đầu rễ của sâm trồng hơi ngắn, bát rễ tương đối ít. Đầu rễ sâm rừng nhỏ dài, bát rễ sâu và dày, đầu rễ cong hình giống cổ nhọn, có rễ tròn.

- Thân của sâm trồng dài, phần vai có các vằn ngang hơi thưa, nông, không liên tục. Thân sâm rừng giống như thân hoàng tinh, dài bằng hoặc ngắn, nhỏ hơn, đầu rễ vằn, chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có hình xoáy ốc liên tục.

- Vỏ sâm trồng ráp và xốp giòn, còn vỏ sâm rừng mịn và chắc.

- Thân sâm trồng tương đối nhiều, thường từ 3 nhánh trở lên, trên dưới to nhỏ không đều. Thân sâm rừng chỉ có 1-2 nhánh, rất ít gặp loại có 3 nhánh.

-Râu sâm trồng không có nốt sần, hoặc có nhưng không rõ. Râu sâm rừng dài, dai và có nốt trân châu rõ.


 

Hồng sâm

Là loại sâm được chế biến bằng cách: chọn củ to, thường nặng 37 g, rửa sạch đất cát, cho vào nồi chưng chín trong khoảng 2 giờ, sau đó sấy hoặc phơi khô. Sau khi chế biến thì tinh bột có trong rễ đã chín, khi khô có thể trong suốt như sừng, màu hồng, mùi thơm, vị ngọt hơi đắng. Thân sâm hình thoi hoặc gần như hình trụ, phần trên và dưới thót lại. Đầu sâm (tức cổ rễ) đôi khi nom như có vết sẹo của thân, rễ có thể phân nhánh trông như cánh tay, phần dưới có 2 hoặc 3 nhánh trông như chân. Toàn bộ củ sâm trông giống hình người nên gọi là nhân sâm.

Hồng sâm Triều Tiên có hình trụ hoặc hình vuông tròn, rễ thô ngắn, dài 1,5-2 cm, đường kính trên dưới gần bằng nhau, phần lớn là đơn nhánh và rất ít rễ phụ, màu nâu đỏ hơi đục. Hồng sâm Trung Quốc bề mặt trong mờ, màu nâu hồng, thỉnh thoảng có đốm màu nâu sẫm đục, có khía dọc, vân và vết rễ nhỏ, phần trên có các vân tròn.

Hồng sâm Nhật Bản rễ hơi nhỏ hơn rễ sâm Triều Tiên, phần trên thường có màu vàng, vỏ ráp, đoạn giữa và dưới to thô hơn đầu trên, rễ phụ ngắn, thót lại, nhìn chung hình thể và màu sắc nằm giữa hồng sâm Triều Tiên và hồng sâm Trung Quốc.

 

Bạch sâm

Những củ sâm không đủ tiêu chuẩn để làm hồng sâm thì được chế thành bạch sâm. Củ sâm được rửa sạch đất cát rồi nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 60 độ C. Dược liệu đã chế biến có màu trắng ngà, mềm, thường có tinh thể đường bám ngoài mặt. Mặt cắt ngang có màu trắng ngà, vằn hình tia, xốp, mùi thơm, vị ngọt. Rễ chính hình trụ, mập và ngắn, phần đỉnh có thân rễ dài nhỏ, phía trên nó có các chỗ lõm hình xoáy trôn ốc đan xen nhau, tuổi đời càng lâu thì thân rễ càng dài. Bên cạnh thân rễ thường mọc một hoặc vài sợi rễ. Đầu trên của rễ chính có vằn dày, phía dưới thường phân nhánh.

Tây Dương sâm

Loại sâm này chủ yếu được nhập từ các nước như Mỹ, Canada và Pháp, có công dụng khá tốt và được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi vậy, gian thương thường dùng sâm nội để giả mạo làm Tây dương sâm kiếm lời.

Đặc điểm nhận dạng: Thân chính có hình trụ hoặc hình thoi, nặng, chất cứng. Bát rễ có đốt rõ. Vỏ có vằn ngang hoặc có nốt sần lỗ nông và các vằn dọc nông nhỏ chi chít. Vỏ chỗ mặt cắt ngang có thể thấy các vạch nhựa có dạng chấm nâu vàng, tạo thành từng lớp vằn rõ. Mặt ngoài có màu vàng nhạt hoặc màu vàng gạo, mặt cắt phẳng, màu trắng ngà, hơi bột. Vị hơi đắng, khi nhai có cảm giác hơi hăng đắng và có mùi thơm mát đặc trưng của Tây Dương sâm.

Nhận biết nhân sâm giả

Nhân sâm giả thường được làm từ đậu đũa dại, sâm đất, thương lục, niễng rừng và hoa sơn sâm, trong đó sâm đất và thương lục hay được dùng nhất. Cách nhận biết:

Sâm đất có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh, dài khoảng 15-20 cm, đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp, nhiều vằn. Sau khi đã gia công, bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn, dễ bẻ gãy, có chất keo trong mờ, vị ngọt.

Thương lục có hình trụ, đầu trên khá giáp, xuống dưới nhỏ dần, dài khoảng 20 cm, mặt ngoài có màu nâu vàng hoặc nâu đen, đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng đến nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.

Theo samyennhatminh.com

Tham khảo thêm về Nhân Sâm : Nhân sâm  >click<

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Bài viết liên quan:

Những lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Nhân sâm được xếp vào loại đầu tiên trong 4 loại dược liệu quý của Đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Nhân sâm có tên khoa học là (Panax ginseng C. A. Mey.), họ nhân sâm (Araliaceae), họ (ngũ gia bì).

Sơ lược về Nhân sâm vị thuốc quý của nhân loại

Các cụ cho rằng nhân sâm là vị thuốc quý của nhân loại, là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền từ ngàn đời xưa đến nay. Nó còn là loại thảo dược được đánh giá có những công hiệu tuyệt vời như bồi bổ sức khỏe. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về nguồn gốc của nhân sâm, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây: Sơ lược về nguồn gốc nhân sâm phương Đông Huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc được mệnh danh là xứ sở của nhân sâm. Đầu tháng 9 hàng năm là thời...

Nhân sâm có ăn sống được không? Hướng dẫn thực hiện đúng cách

Được biết đến như vị dược liệu quý đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Sử dụng dễ dàng, đa dạng cách dùng khiến nó càng được ưa thích. Trong đó, việc nhân sâm có ăn sống được không là điều nhiều người dùng vẫn còn băn khoăn. Cùng tìm hiểu vấn đề trên và các cách sử dụng nhân sâm hiệu quả nhất trong bài viết sau đây.   Nhân sâm có ăn sống được không? Nhân sâm như chúng ta biết thường được sử dụng bằng cách chế biến thành món canh, hầm, nấu thành cháo hay ngâm...

Rượu nhân sâm tươi có khả năng tăng cường sức khỏe nam giới

Từ xưa đến nay, nhân sâm tươi là thần dược được các quý ông đặc biệt yêu thích sử dụng. Trong đó, rượu nhân sâm tươi được coi là cách sử dụng đơn giản và có thể phát huy được hết các dưỡng chất trong nhân sâm mà phái mày râu thường dùng. Bạn hãy cùng tìm hiểu về các đặc điểm của rượu nhân sâm qua bài chia sẻ dưới đây. Lợi ích của rượu nhân sâm tươi đối với các quý ông là gì? Đối với nam giới, nhân sâm bổ sung nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố,...

Vai trò của việc sơ chế nhân sâm tươi

Ngoài việc sử dụng nhân sâm sao cho khoa học hiệu quả thì cách sơ chế nhân sâm tươi cũng cần được đặc biệt lưu ý. Để nhân sâm có được công dụng tốt nhất cũng như đạt được hiệu quả về chất lượng thành phẩm cần phải có công đoạn sơ chế hiệu quả . VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA VIỆC SƠ CHẾ NHÂN SÂM TƯƠI Sơ chế là một công đoạn vô cùng quan trọng trong hầu hết các công việc nhất là đối với các sản phẩm tự nhiên như rau củ quả . Sản phẩm có tinh tế,...

Đắp mặt nạ nhân sâm tươi với trứng gà trắng sáng bất ngờ thế nào?

Nhiều chị em không chỉ dùng nhân sâm qua đường uống mà còn đắp mặt nạ nhân sâm tươi  để làm đẹp toàn diện từ trong ra ngoài. Đắp mặt nạ vừa là cách làm đẹp đơn giản vừa hiệu quả rất được chị em yêu thích thực hiện. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo một số cách làm mặt nạ nhân sâm phổ biến nhất hiện nay. Đắp mặt nạ nhân sâm tươi với trứng gà. Công dụng giúp cho làm da mặt bạn tươi sáng, hồng hào và mịn màng, làm mờ nám và tàn nhang...

Tắm với nhân sâm mang lại nhiều lợi ích hơn bạn nghĩ

Nhân sâm tươi không chỉ tốt cho sức khỏe mà đó còn là một liệu pháp làm đẹp có hiệu quả cao được nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Vậy nhân sâm tươi có những tác dụng gì đối với sắc đẹp của chị em phụ nữ? Cách làm đẹp với nhân sâm tươi đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay? Bạn hãy cùng trả lời câu hỏi trên qua bài chia sẻ dưới đây. Tại sao nhân sâm tươi được sử dụng làm đẹp cho cơ thể Trong nhân sâm có chứa trên 30 hợp chất Saponin, nhiều acid...

Sử dụng nhân sâm tươi Hàn Quốc ngâm mật ong như thế nào hiệu quả

Nhân sâm tươi nổi tiếng thế giới về công dụng  đối với sức khỏe và  sắc đẹp của chị em phụ nữ. Nhân sâm tươi được chế biến thành nhiều món ăn, nước uống khác nhau nhưng nhân sâm tươi Hàn Quốc ngâm mật ong là món được chị em phụ nữ yêu thích và sử dụng nhiều nhất. Hãy cùng điểm qua những tác dụng của nhân sâm khi kết hợp với mật ong để có được cách sử dụng phù hợp nhất. Nhân sâm tươi Hàn Quốc ngâm mật ong giúp làm đẹp hiệu quả Làm đẹp da và chống...
Lên đầu trang
Sâm Yến Nhật Minh Sâm Yến Nhật Minh Sâm Yến Nhật Minh
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng