Các cụ cho rằng nhân sâm là vị thuốc quý của nhân loại, là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền từ ngàn đời xưa đến nay. Nó còn là loại thảo dược được đánh giá có những công hiệu tuyệt vời như bồi bổ sức khỏe. Nhưng nhiều người chưa hiểu rõ về nguồn gốc của nhân sâm, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây: Sơ lược về nguồn gốc nhân sâm phương Đông Huyện Phủ Tùng, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc được mệnh danh là xứ sở của nhân sâm. Đầu tháng 9 hàng năm là thời điểm bắt đầu vào mùa thu hoạch nhân sâm, vì thế, đây cũng là mùa mua bán nhân sâm nhộn nhịp nhất. Huyện Phủ Tùng là vùng đất có lịch sử trồng nhân sâm đã hơn 100 năm. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cùng bề dày kinh nghiệm trong trồng trọt nên Phủ Tùng đã trở thành nơi chuyên sản xuất nhân sâm. Nhân sâm ở tỉnh Cát Lâm được trồng trong khu rừng nguyên sinh thuộc núi Trường Bạch. Sau khi khai khẩn rừng, người trồng sẽ đào xới đất rồi quy hoạch thành từng luống đất để có thể trồng nhân sâm bằng hạt giống hay củ. Khu vườn trồng nhân sâm phải được che mưa che nắng bằng một tấm bạt căng bên trên. Nhân sâm được trồng như thế trong 3 năm, sau đó được nhổ lên để mang đến nơi khác trồng thêm 3 năm nữa mới được thu hoạch.Nhân sâm được gieo trồng dạng này được gọi là sâm nguyên hoặc sâm vườn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhân sâm rừng - loại nhân sâm mà người trồng lấy hạt giống từ trái nhân sâm rải khắp trong khu rừng cho chúng tự mọc, tự phát triển mà không cần chăm sóc. Ngày nay, con người đã biết rõ quy luật sinh trưởng của nhân sâm. Tính từ lúc trồng đến khi thu hoạch nhân sâm phải mất quãng thời gian từ 6 năm đến 10 năm. Môi trường sống của nhân sâm hoang dã thường là những khu rừng trên núi có độ cao so với mực nước biển từ 1.000 – 2.000 mét. Phổ biến là nhân sâm Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên, và các nước Châu lục khác,... Vì sao nhân sâm được gọi là vị thuốc quý của nhân loại? Nhân sâm đứng đầu trong 4 vị thuốc thập toàn đại bổ Sâm - Nhung - Quế - Phụ. Thời cổ đại, nhân sâm đã được xem là loại thuốc đại bổ nguyên khí, an thần, ích trí, tăng cường thể lực cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho con người. Không chỉ có thế mà trong sử sách Trung y còn cho thấy, người xưa đã phát hiện nhiều tác dụng của nhân sâm từ rất sớm. Nhân sâm có vị ngọt, hậu đắng, hơi hàn, công dụng chính là an thần, bồi bổ ngũ tạng, giải khí hư, giúp sáng mắt, bổ não… Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã tìm ra một chất đặc biệt trong củ nhân sâm tên Ginsenoside. Nó có hoạt tính mạnh mẽ trong tác dụng nâng sao sức miễn dịch cho cơ thể người. Bên cạnh đó, nó giúp tăng trí nhớ, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, chống lão hóa cho tế bào,... Theo cuốn "Thần Nông bản thảo kinh", nhân sâm có vị ngọt và hơi lạnh. Chúng tốt cho nội tạng con người. Dù khoa học hiện đại có thể phân tích hoạt chất trong nó nhưng vẫn không đạt tới tinh túy thực sự. Trên thực tế, các đặc tính của các hoạt chất trong thảo dược Đông y thì khó có thể tách ra riêng rẽ được. Nhân sâm khi dùng đúng cách sẽ phát huy được lợi ích thần kỳ của chúng đối với cải thiện sức khỏe con người. Tuy nhiên khi lạm dùng hay dùng sai cách thì sẽ dẫn đến hệ lụy nguy hiểm. Xem thêm: Các lưu ý khi dùng nhân sâm tươi để đạt hiệu quả cao nhất Ngày xưa người tìm nhân sâm như thế nào? Cư dân ở khu vực núi Trường Bạch, tỉnh Cát Lâm từ lâu đã có truyền thống lên núi tìm nhân sâm. Phong tục này chẳng biết đã có từ bao giờ nhưng đến nay vẫn còn không ít người thích công việc này và xem đó là một nghề cao quý. Đây là công việc rất nguy hiểm và phải nhờ vào duyên may nên những người tìm nhân sâm luôn phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt. Họ cho rằng, phải tuyệt đối tin tưởng vào những quy định nếu muốn...
23/02/2021
Đọc thêm »Theo y học cổ truyền, nhân sâm là vị đứng đầu trong bốn vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ tạng, sinh tân dưỡng huyết. Cách dùng nhân sâm với mật ong là cách phổ biến được nhiều người dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Bài viết này xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng. Các cách dùng nhân sâm với mật ong ngon và bổ Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu thuốc... hoặc có thể phối hợp với các vị thuốc khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong, một dược liệu có công dụng bổ trung ích khí, nhuận táo chỉ thống, hoãn cấp giải độc, an ngũ tạng, hòa bách dược. #1 Dùng nhân sâm với mật ong tăng cường sinh lý nam -Chuẩn bị: Nhân sâm Hàn Quốc 3g, mật ong 15g. -Cách làm: Nhân sâm lấy thái vụn sắc kỹ lấy chừng 200ml (bã thuốc có thể nhai nuốt), sau đó cho mật ong vào hòa đều, chia uống vài lần trong ngày. -Công dụng: bổ khí đề tinh thần, tráng dương hưng dục, diên niên ích thọ, dùng làm thuốc bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể, nam giới liệt dương, suy giảm khả năng tình dục, xuất tinh sớm, di tinh... #2 Nhân sâm với mật ong bồi bổ cho người cao tuổi -Chuẩn bị: Nhân sâm 500g, mật ong 250g nguyên chất. -Cách làm: Lấy nhân sâm thái vụn sắc kỹ 3 lần, sau đó bỏ bã, hòa với mật ong rồi cô đặc thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g. -Công dụng: Có tác dụng giúp diên niên ích thọ, rất thích hợp cho người già cần bồi bổ sức khỏe để kéo dài tuổi thọ. #3 Cách dùng mật ong với nhân sâm cho bệnh đường hô hấp -Chuẩn bị: Nhân sâm tươi 30g, sữa bò 150g, lê tươi 500g, mật ong 120g. -Cách làm: Nhân sâm thái vụn, sắc kĩ 3 lần, sau đó bỏ bã lấy nước cốt. Lấy lê gọt vỏ bỏ hạt, rửa sạch, ép lấy nước. Đổ mật ong, sữa bò, nước lê và dịch chiết sâm vào nồi. Nấu cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần. Dùng mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g. -Công dụng: Dùng giúp bổ khí dương âm, thanh phế nhuận táo, dùng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh đường hô hấp thể Khí âm lưỡng hư. Với các biểu hiện bằng các triệu chứng mệt như mất sức. Người bị khó thở, dễ bị cảm mạo, hay vã mồ hôi, ho khan ít đờm, môi khô miệng khát, hoa mắt chóng mặt, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, tai ù tai điếc, đại tiện táo… #4 Nhân sâm mật ong với hạnh đào nhân tốt cho tóc -Chuẩn bị: Nhân sâm 5g, hạnh đào nhân 50g, mật ong 300g. -Cách làm: Nhân sâm thái vụn, hạnh đào nhân sao thơm tán vụn, hai thứ đem sắc thật kỹ lấy nước rồi hòa với mật ong, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g với nước ấm. -Công dụng: Giúp bổ nguyên dương, làm đen râu tóc, phòng chống rụng tóc, chuyên dùng bồi bổ cho những người thể lực suy yếu, thị lực giảm sút, râu tóc sớm bạc, rụng tóc nhiều... #5 Nhân sâm dùng với mật ong cải thiện đau đường dạ dày -Chuẩn bị: Nhân sâm 100g, can khương 100g, cam thảo 150g, bạch truật 150g, phụ tử chế 100g, mật ong 650g. -Cách làm: Đem các vị thuốc sấy khô, tán bột với nguyên liệu dạng tươi hoặc dùng trực tiếp các vị dạng bột. Rồi luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 7g, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm. -Công dụng: đại bổ nguyên khí, ôn vị tán hàn, chuyên dùng bồi bổ và trị liệu cho những người bị bệnh lý dạ dày - đại tràng thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng, mệt như mất sức, bụng lạnh đau âm ỉ, chườm nóng thì đỡ đau, buồn nôn và nôn ra nước trong, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt… Dùng nhân sâm với mật ong cần lưu ý gì? Nhân sâm ngâm hay chế biến với mật ong giúp cân bằng tính hàn của sâm, dễ sử dụng hơn. Đồng thời còn mang lại nhiều ích lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai sử dụng sâm mật ong và dùng...
18/04/2016
Đọc thêm »Ai cũng biết khi nhắc đến nhân sâm thì cũng nghĩ đến sự quý hiếm. Nó giúp tăng cường sức khỏe con người vô cùng tốt với giàu thành phần dinh dưỡng cho cơ thể. Cái gì cũng có hai mặt, nhân sâm có thực sự bổ không? Nó đem đến lợi ích gì? cùng tìm hiểu chi tiết về nó trong bài viết sau: Nhân sâm có thực sự bổ không? Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm sâm thì nhịp thở dồn dập… Các loại sâm hiện nay là gì? Sâm trồng tại xứ Cao-Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương. Sâm tốt là nhân sâm Triều Tiên (Panax Ginseng C.A.Meyer) được thu hái từ năm thứ sáu, khi hái không làm rễ bị đứt. Hai loại nổi tiếng nhất là: ★ Hồng sâm: là những củ sâm to nhất, màu trắng ngà còn nguyên rễ nhỏ, màu đẹp, giống hình người (vì thế có tên là nhân sâm). Hồng sâm lại chia làm nhiều loại theo trọng lượng. ★Bạch sâm là sâm tốt nhưng không đạt tiêu chuẩn như hồng sâm. Ngoài ra còn có sâm của nhiều nước khác trên thế giới như Liên xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa kỳ… Tại Việt Nam, có hai loại sâm được sắp vào loại sâm thật, đó là sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) còn gọi là sâm K5 và sâm Tam thất (Panax pseudogingseng) mà các sản phẩm đặc chế từ hai loại sâm này đang được nhiều người tín nhiệm. Một số lợi ích của nhân sâm đem lại Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như : ★ Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện. ★ Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc “cải lão hoàn đồng”. ★ Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh. Nhân sâm có thực sự bổ không phụ thuộc nhiều vào cách dùng. Theo PGS Nguyễn Viết Tựu thì sâm không có giá trị cung cấp năng lượng và các chất liệu để bồi bổ cơ thể. Nó đóng vai trò một chất xúc tác vạn năng, một “điều phối viên” sẵn sàng làm nhiệm vụ điều hoà một khi các chức năng bị suy giảm, rối loạn. Nhất là vào những “thời điểm nguy hiểm” để lập lại sự cân bằng, duy trì sự ổn định các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên dùng sai cách sẽ dẫn đến nguy hiểm cho cơ thể. Điều chế thuốc từ nhân sâm đúng cách Ngoài sản phẩm hàng đầu là nhân sâm Hàn quốc, tận dụng thế mạnh để sản xuất nhiều dạng thuốc chứa sâm như sâm lát (ngậm hoặc pha trà), trà sâm (hoà tan), thuốc bổ đa sinh tố kết hợp với sâm, rượu bổ sâm… Ngoài ra còn có các thức ăn bổ dưỡng (health food) chứa sâm. Việt Nam cũng khai thác rất nhiều các loại thuốc chứa sâm như sâm nhung đại bổ, sâm qui tinh, đại bổ trường sinh tửu, sâm kỳ bá bổ tinh, sâm nhung kiện lực…. Những vị thuốc mang tên sâm hiện nay Trên thị trường có rất nhiều dược liệu mang tên sâm nhưng thật ra không mang những dược tính của sâm và thường được dùng như là thuốc bổ trong y học dân tộc. - Đảng sâm: thuộc họ hoa chuông (Camparulaceae) trong khi nhân sâm thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae), được xem là có thể thay thế nhân sâm nhưng giá lại rẻ. - Sâm bố chính: thuộc họ bông vải (Malvaceae) có rễ giống hình người dễ nhầm với nhân sâm. - Thổ cao ly sâm: thuộc họ rau răm (Fortulacaceae). - Huyền sâm, sa sâm…. Nhìn chung có rất nhiều vị thuốc mang tên sâm nhưng lại thuộc nhiều họ thực vật khác nhau, có thể có củ giống...
18/04/2016
Đọc thêm »Theo đông y, củ cải trắng tươi sống có vị cay, tính mát, khi đã nấu chín vị ngọt, tính bình. Rất thích hợp để sử dụng vào mùa đông và được xem là Nhân sâm đất mùa đông. Củ cải trắng có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây: Tại sao nói củ cải là nhân sâm đất? Sở dĩ củ cải được gọi là nhân sâm đất vì hàm lượng vitamin C cao gấp 6 – 10 lần lê và táo. Trong củ cải chứa nhiều chất có khả năng chống ung thư. Củ cải trắng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và vitamine có lợi cho sức khỏe như: Protid, glucid, photpho, sắt; xenluloza, canxi, vitamin PP, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2. mặt khác nó không chứa nhiều năng lượng. Trong 100g củ cải trắng chỉ chứa 16 Kcal. Ăn củ cải thường xuyên giảm được mỡ trong máu, ổn định huyết áp, phòng bệnh tim, xơ vữa động mạch, sỏi mật… Ngoài ra, củ cải còn có công dụng hoạt huyết, chữa nôn ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu và giải độc rất tốt. Cụ thể như sau: Phòng tránh thiếu máu bằng củ cải Củ cải chứa vitamin B12 tự nhiên, có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu sắt. Đồng thời, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin. Cho nên, lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu. Dùng củ cải trắng có thể chữa ho, viêm họng Củ cải vốn có tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi. Đặc biệt là vào mùa đông rất hiệu quả. Một số người thường có nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Hãy ăn củ cải trong thực đơn hàng tuần sẽ có hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, nó còn có chức năng trợ giúp cải thiện đối với các bệnh tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông. Củ cải trắng hỗ trợ phòng ngừa ung thư Củ cải các loại là một trong số thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Như hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư. Hơn nữa, nó cũng chứa dầu cải và glycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác. Những chất này giúp hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Do đó, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều thì tác dụng chống ung thư của nó cũng càng tốt. Hỗ trợ tiêu hóa kém bằng củ cải trắng Củ cải đường và củ cải trắng đều giàu chất xơ, có khả năng là một chất tẩy rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa. Nó hỗ trợ phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể mà những thức ăn này về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe. Ngoài chứa nhiều vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phong phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố. Làm cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc rõ rệt. Dưỡng ẩm cho làn da với củ cải trắng Trong những ngày mùa đông lạnh giá, loại nước tắm làm từ củ cải này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể. Các vitamin có trong củ cải tươi sẽ thấm vào làn da giúp cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Bằng cách lấy củ cải và cắt thành những lát mỏng, sau đó đem phơi khô. Sau đó mỗi lần tắm thì dùng một ít vào nước tắm nóng để ấm. Nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng củ cải trắng Vì hàm lượng dồi dào vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có khả năng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên và tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên và đúng cách có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm các bệnh vặt hàng năm. Hỗ trợ điều trị mụn từ củ cải trắng Ít ai biết rằng, trong củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau của khác. Mà vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm. Dùng cắt lát để đắp mặt nạ và ăn thường xuyên cũng cải thiện tình...
18/04/2016
Đọc thêm »Nhân sâm và các sản phẩm của nó đã được sử dụng trong các loại thuốc thảo dược truyền thống từ thời cổ đại để cải thiện sức khỏe và giúp con người vượt qua bệnh tật. Đây được coi là thuốc bổ để khôi phục lại sức khỏe. Nhưng ít ai biết về tác dụng xấu của nhân sâm đối với con người. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây. 4 Tác dụng xấu của nhân sâm gây nguy hiểm là gì? Nhân sâm là một loại cây lâu năm giàu dinh dưỡng thường được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Đông Á. Nhân sâm giàu axit amin, khoáng chất, vitamin B, vitamin C và vitamin E, rễ sâm khô được sử dụng như bột và viên nang. Nhân sâm Hàn Quốc cũng có chứa nhiều hoạt chất, các ginsenosides quan trọng nhất hay là panaxosides. Sâm đã được sử dụng trong điều trị một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, rụng tóc, căng thẳng, rối loạn chức năng cương dương ở nam giới, và thậm chí cả ung thư. Nhưng người dùng khi dùng sai cách thì những lợi ích sẽ biến thành có hại. Cụ thể như sau: #1 Dùng sâm quá liều bị mất ngủ - buồn nôn - đau đầu Đây là hiện tượng phổ biến nhất đối với những người dùng nhân sâm quá lượng dùng hàng ngày. Dẫn đến cơ thể không thể hấp thụ và chuyển hóa năng lượng cùng thành phần dinh dưỡng của nó một cách tốt nhất. Dẫn đến tích tụ chất trong cơ thể, gây ra áp lực cho các hệ thống hấp thu và chuyển hóa chất. Từ đó gây ra hiện tượng này. #2 Dùng sâm không đúng cách gây ra các vấn đề tim mạch Một số trường hợp dùng nhân sâm quá liều dẫn đến lượng đường huyết trong máu bị sụt giảm, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Người bệnh chóng mặt, hoa mắt, hay thậm chí ngất xỉu. Đối với những người mắc các bệnh về tim mạch hay có tiền sử bệnh tim nên thận trọng khi dùng. Việc tự ý dùng có thể gây trầm trọng thêm bệnh tim hiện tại. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn tốt nhất. #3 Dùng nhân sâm ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và trẻ nhỏ Tuy rằng nhân sâm là một dược liệu vô cùng bổ dưỡng và quý hiếm. Nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể dùng an toàn. Theo nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ dưới 13 tuổi và phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng nhân sâm. Việc dùng nó vào giai đoạn này có thể khiến sự phát triển của thai nhi không bình thường và rất nguy hiểm. Đây là tác dụng xấu của nhân sâm vô cùng nguy hiểm, phụ huynh nên chọn các thực phẩm dinh dưỡng khác lành tính và phù hợp hơn để thay thế. Xem thêm: Các lưu ý để sử dụng nhân sâm hiệu quả cần biết #4 Dùng sâm có thể gây ra các dị ứng Một số triệu chứng của dị ứng nhân sâm như ngứa ngáy, khó thở, phát ban trên da,...Hiếm gặp nhưng có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng. Sở dĩ người dùng gặp phải hiện tượng này là do cơ thể dị ứng với thành phần trong nhân sâm. Do đó, những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của chúng không nên sử dụng. Dừng ngay việc dùng sâm nếu thấy các triệu chứng dị ứng sau khi dùng nhân sâm để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Một số thông tin cần biết khi dùng nhân sâm cần biết Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung. Bên cạnh đó, nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung. Một số nghiên cứu trên loài chuột chứng minh về tác dụng xấu của nhân sâm. Như nó có thể gây dị tật cho bào thai chuột. Nguyên nhân là vì một trong những hợp chất của nhân sâm là Rb1 - có liên quan đến những biến đổi bất thường trong bào thai của chuột. Chỉ sau 9 ngày, các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân, tay đều phát triển bất thường. Thông tin này vẫn chưa được kiểm định trên cơ thể con người....
18/04/2016
Đọc thêm »Nhân sâm trong Y học cổ truyền được xếp vào loại dược liệu quý hiếm giúp con người vượt qua nhiều bệnh tật. Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm sẽ giúp người sử dụng tránh được các hậu quả nguy hiểm không đáng có. Bởi nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí đe dọa tính mạng. Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm cần tránh Không chỉ nhân sâm, bất kỳ loại dược liệu từ thiên nhiên hay thực phẩm hàng ngày cũng có những kiêng kị cần tránh . Điều này giúp món ăn hài hòa thành phần dinh dưỡng bên trong chúng và cơ thể. Sau đây là các điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng nhân sâm đảm bảo sức khỏe. #1 Không uống trà cùng với nhân sâm Với nguyên nhân là trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm nên người dùng cần tránh thói quen nguy hiểm này. Trong trà có những dược chất chống nhân sâm, nên khi cùng kết hợp thì tính bổ dưỡng của nhân sâm bị tiêu diệt. Hiện nay có nhiều người đang uống trà sau khi dùng sâm mà không biết rằng điều này không hề tốt, ngược lại còn gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn nên uống hay sử dụng hai loại này cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng để nó có thể phát huy tác dụng của mình một cách tốt nhất. #2 Không dùng quá nhiều nhân sâm hàng ngày Với lý do nghĩ rằng nhân sâm Hàn Quốc là thuốc bổ nên dùng càng nhiều càng tốt. Từ đố, một số người đã hãm nhân sâm trong phích nước, dùng thay nước uống quanh năm. Có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo cao su. Hay dùng nhân sâm nhiều trong 1 ngày. Nhưng không biết những điều này là đang lạm dụng nhân sâm như trên có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Sau đây là một số ví dụ chứng minh: - Anh X. (36 tuổi) bị xơ gan kèm chảy máu đường ruột. Tin rằng sâm có thể giúp người ốm dậy phục hồi sức khỏe nhanh, sau khi ra viện 10 ngày, anh đã uống liền một lúc 30 g sâm. Sau 2 ngày, bệnh trở nên nguy cấp, bệnh nhân ra nhiều máu, được đưa đi viện cấp cứu nhưng không qua khỏi. - Một đôi nam nữ trẻ lấy một củ hồng sâm (khoảng 1 lạng) đem đun sắc trong 2 giờ, lấy 800 ml nước thuốc đó chia nhau uống hết và ăn luôn cả bã sâm. Khoảng 10 phút sau, cả hai thấy nhức đầu, chân tay rã rời, tim đập mạnh, người nóng bức, cổ khô, miệng đắng, khát nước, nói nhiều câu mất chuẩn xác, nhìn vật không rõ, đôi lúc không tự chủ được hành động. Sau 20 giờ, đầu óc họ không còn minh mẫn, miệng khô nẻ, yết hầu tụ máu, không muốn ăn uống, đồng tử giãn, đái rắt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, họ khó thoát khỏi bàn tay tử thần. - Một thanh niên gặp trục trặc trong chuyện chăn gối với vợ, nhưng do xấu hổ nên đã không đi khám mà tự tìm thuốc uống. Cho rằng nhân sâm có tác dụng trợ dương, tăng khoái cảm, anh ta đã dùng loại dược liệu này một cách tùy tiện và cuối cùng bị chính nhân sâm làm cho liệt dương. - Một nam giới khác lại dùng nhân sâm đều đặn với liều 3g/ngày, liên tục trong 2 năm. Kết quả là anh thường xuyên có biểu hiện hưng phấn và kích thích trung khu thần kinh (tính tình hăng hái, hay bực bội, lo lắng và mất ngủ nặng...). Một số người khác cũng dùng sâm theo cách tương tự lại bị tăng huyết áp, mẩn ngứa, phù thũng, tiêu chảy vào buổi sáng… Xem thêm : Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm cần biết #3 Sau khi uống sâm, không nên ăn củ cải và đồ biển Tất cả các loại củ cải (đỏ, trắng, xanh...) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn uống nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. #4 Không dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Thông thường chúng ta sử dụng các nồi có chất liệu kim loại để chế biến đồ ăn hàng ngày. Nhưng khi người sử dụng sử dụng các loại nồi kim loại nấu nhân sâm thì lại rất nguy hiểm. Vì những chất kim loại độc...
18/04/2016
Đọc thêm »Nhân sâm từ ngàn đời này được xem là dược liệu quý hiếm tăng cường sức khỏe con người. Nhiều người băn khoăn liệu nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư hay không? Nếu đây là sư thật chắc chắn giúp được rất nhiều người vượt qua bệnh nan y này. Nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư? Trên thế giới có 11 loại nhân sâm thuộc chi Panax đã được nhận dạng. Nhân sâm châu Á gồm Panax notoginseng, Panax japonica và Panax ginseng; Nhân sâm ở châu Mỹ như Panax quinquefolius. Nhân sâm có thành phần hóa học đa dạng. Thành phần hợp chất trong nhân sâm Nhân sâm có chứa protein và carbohydrate, chúng còn chứa tinh dầu dễ bay hơi, amino acid, vitamin và acid béo, các ginsenoside (ginseng saponins). Đã có hơn 100 loại ginsenoside được phân lập từ các loại nhân sâm khác nhau. Ginsenoside có hoạt tính sinh học cao, là thành phần hóa học chủ yếu tồn tại trong rễ. Nhân sâm châu Á trong đó có nhân sâm Hàn Quốc, chứa đến 38 loại ginsenoside khác nhau. Còn Nhân sâm Mỹ Panax quinquefolius thì chỉ có 19 loại ginsenoside. Hơn nữa, sâm Châu Á cũng chứa nhiều hoạt chất không là saponin hơn bao gồm hợp chất K, acid polysaccharide và hợp chất polyethylene. Những chất này được cho rằng có lợi với sức khỏe hơn so với Panax quinquefolius. Tới nay, sâm Châu Á được tiến hành nghiên cứu nhiều và sử dụng phổ biến nhất trong các loại nhân sâm. Nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm tới bệnh ung thư Nghiên cứu bệnh trên 1.987 bệnh nhân ung thư Hàn Quốc, cho thấy sử dụng hồng sâm giúp giảm nguy cơ mắc phải ung thư ác tính bao gồm ung thư phổi, đại trực tràng. Tuy nhiên, các loại ung thư như vú, tử cung, tuyến giáp hay bàng quang trên phụ nữ không có tác dụng giảm nguy cơ mắc phải khi dùng hồng sâm. Kết quả từ một nghiên cứu khác ở 4.634 người Hàn Quốc 40 tuổi trở lên cho thấy những người sử dụng sâm giúp tỷ lệ mắc ung thư giảm so với những người không sử dụng. Ngoài ra, sử dụng hồng sâm 1g mỗi tuần trong 3 năm liên tiếp ở bệnh nhân bị viêm dạ dày mạn tính được chứng minh rằng nó có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư về đường tiêu hóa trong 8 năm theo dõi sau đó. Bên cạnh những nghiên cứu cho thấy sử dụng nhân sâm có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư, một số nghiên cứu không cho thấy mối liên kết này tồn tại. Vậy nghiên cứu này chưa chứng minh được nhân sâm quả thực tốt cho bệnh nhân ung thư. Phân tích khác trên gần 75.000 phụ nữ độ tuổi từ 40 đến 70 trong một nghiên cứu về sức khỏe phụ nữ ở Thượng Hải và Trung Quốc cho thấy, không có mối liên kết giữa giảm hay tăng nguy cơ mắc ung thư tiêu hóa và sử dụng các loại nhân sâm khác nhau. Và một phân tích khác trên hơn 35.000 nam giới ở độ tuổi từ 50 đến 76 của nghiên cứu VITAL cho kết quả cho thấy, sử dụng nhân sâm không ảnh hưởng tới việc tăng hay giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Nhân sâm có thể chữa khỏi bệnh ung thư? Hiện nay ở Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Trung Quốc đang có những cố gắng nghiên cứu nâng cao sức đề kháng ở người bị bệnh ung thư. Tế bào ung thư rút hết dinh dưỡng của các tế bào khác, nó làm cho người bệnh bị suy dinh dưỡng,tình trạng thiếu máu làm cho sức đề kháng yếu. Các liệu pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư cũng tiêu diệt nhiều bạch cầu. Một số người giảm bạch cầu xuống dưới 2 triệu khiến cho sức đề kháng giảm yếu không tạo ra được khả năng miễn dịch. Nguyên nhân này làm cho tế bào ung thư càng tự do phát triển nguy hiểm hơn. Do đó cần phải gia tăng bạch cầu cho người bệnh mà Nhân sâm có khả năng tăng bạch cầu rất hiệu quả. Xem thêm: Lưu ý khi dùng nhân sâm hiệu quả Gần 50 năm trước, GS. Bộ Biên Bố Nhị Mẫn đã cho biết rằng, tế bào ung thư không lập tức trở thành ung thư mà chuyển hóa từ từ. Nó chuyển đổi tế bào ung thư trở thành tế bào phát triển bình thường. Giả sử, nếu lập luận của GS. Nhị Mẫn là đúng, lấy tế bào của động vật, chiết xuất chất ung thư sẽ...
18/04/2016
Đọc thêm »Nhân sâm từ ngàn đời trước cho đến nay vẫn được xem là loại dược liệu quý cải thiện sức khỏe vô cùng tốt. Nhưng nhiều người vẫn chưa biết được cụ thể nhân sâm là gì? Có thành phần và công dụng gì? Phương Đông và phương Tây nhìn nhận về nhân sâm thế nào? Thực chất Nhân sâm là gì? Tên khoa học của nhân sâm gọi là: Panax ginseng, nó thuộc họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae). Nhân sâm là thực vật mọc hoang và trồng của vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc có 2 tỉnh có nhân sâm là miền Đông Bắc bao gồm: Liêu Ninh và Cát Lâm. Ở Liên Bang Nga cũng có sâm ở miền Viễn Đông nhưng trên thị trường người ta chỉ chuộng dùng nhân sâm có xuất xứ từ Hàn Quốc và Triều Tiên. Chúng có tên chung là Sâm Cao Ly. Có những loại sâm nào? Theo lịch sử y học cổ truyền Trung Quốc từ khoảng 3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được truyền miệng đến như một thần dược trong cuốn “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nó có tại nhiều quốc gia như: Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm của Triều Tiên, nhân sâm Hàn Quốc. Khi viết về nhân sâm chúng ta thường dùng từ Ginseng để diễn tả chung về loại thực vật này , đôi khi ta cảm thấy hơi rối bởi vì sâm là một từ để chỉ định nhiều loại thảo dược khác nhau như: ★ Sâm Hàn Quốc, sâm Trung Quốc được gọi chung là Panax Ginseng. ★ Sâm Mỹ còn gọi là Panax Quinquefolium L. ★ Sâm ở Siberia gọi là Eleutherococcus Senticosus. Ba loại nhân sâm này hoàn toàn khác nhau về nhiều đặc điểm như hình dạng , thuộc tính, tính chất, mỗi loại trồng ở những vùng khác nhau cho ra một loại nhân sâm có công dụng khác nhau và hàm lượng tinh chất nhân sâm cũng khác nhau. Có thể dùng phần nào của nhân sâm? Từ xa xưa đến nay, các bộ phận của sâm được dùng gồm: rễ và củ. Củ nhân sâm có màu sắc vàng, nâu mềm, vỏ màu vàng có vân ngang, thẳng không nhăn nheo, cứng chắc, mùi thơm đặc biệt. Rễ sâm có hình dạng ngoằn nghèo dài cắm xuống đất để hút chất dinh dưỡng, những cây nhân sâm có bộ rễ tươi tốt đều dài hơn so với bình thường. Khi đào sâm lên người thợ thường đào hết lớp đất để tận dụng được phần rễ sâm. Nhân sâm dưới góc nhìn của các nền văn hóa như thế nào? Người ta kể rằng khi thế giới được thành lập thì ánh sáng đập vào lòng đất đã tạo ra một năng lượng khổng lồ chất chứa vào trong rễ cây nhân sâm. Và từ đó biết bao nhiêu là huyền thoại thêu dệt quanh chuyện cây nhân sâm. Giữa 2 nền văn hóa khác nhau này thì nhân sâm được xem như thế nào? Văn hóa phương Tây với nhân sâm Theo cách nhìn của một người theo văn hóa Tây u thì họ thấy rằng sâm không thấy có tác dụng gì rõ ràng. Thật vậy tác dụng sâm không nhanh và rõ ràng như thuốc tây y. Nếu bạn cần một chất có tác dụng nhanh như caffeine hay amphetamine thì bạn nên tìm kiếm cái gì khác bởi vì đây không là cơ chế tác dụng của nó. Đến năm 1716 phát hiện ra cây sâm Mỹ Panax Quinquefolium khi Đức Cha Joseph Lafitau ghi nhận hình thể một dược thảo có hình dáng y hệt cây nhân sâm tại Trung Hoa và cũng thấy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe: tăng sinh lực, giảm mệt mỏi, làm hưng phấn. Nhân sâm là một trong những thảo dược được nghiên cứu rộng rãi nhất. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nhân sâm có tác dụng giống nội tiết từ vỏ của tuyến thượng thận để đối phó với stress. Văn hóa phương Đông với nhân sâm Đối với người Trung Hoa, sâm là chất bổ dưỡng tối ưu cho điều trị lẫn phòng ngừa một số lớn bệnh tật. Nếu sử dụng lâu dài hàng ngày thì làm tăng tuổi thọ và một cách nào đó mọi văn hóa đều đi tìm nguồn suối của tuổi trẻ. Người Trung Hoa tin rằng nó nằm trong sâm. Và ngoài tác dụng đặc biệt của nó, người ta còn nghĩ rằng dạng đặc biệt của cây nhân sâm cũng gợi ý cho chúng ta vô số những điều kỳ diệu về sâm. Như ta biết tuyến thượng thận còn tiết ra nội tiết điều hòa đường huyết và điều...
18/04/2016
Đọc thêm »