Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư bằng sâm ngọc linh
Bệnh nhân ung thư có nguy cơ tử vong chính là do suy nhược cơ thể, có thể do stress về tâm lý, vật lý, hậu quả do việc điều trị hóa chất hoặc xạ trị. Bên cạnh đó một số bệnh nhân ung thư còn chết do suy dinh dưỡng. Chính vì thế mà bệnh nhân ung thư cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý để chống chọi với căn bệnh quái ác này.
Nguyên nhân gốc rễ gây ra ung thư đó là do cơ thể thiếu hụt oxy, tế bào tạo ra môi trường axit trong cơ thể. Ngược lại môi trường axit sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy. Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư cần tránh các thực phẩm tạo môi trường axit, bổ sung các dinh dưỡng tạo môi trường kiềm và năng lượng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống suy giảm hệ miễn dịch do quá trình điều trị hóa chất và xạ trị.
Cây Sâm Ngoc Linh |
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân ung thư cần tuân thủ 5 điều sau:
Không được ăn những thực phẩm nuôi tế bào ung thư: Đường, sữa bò, muối. Muối trắng có chất phụ gia để làm trắng. Lựa chọn tốt nhất là muối biển hoặc các loại muối thực vật.
Không được ăn những thực phẩm gây dị ứng , làm hạn chế khả năng miễn dịch như: tôm, cua, cá, rươi, baba, da gà, chim bồ câu, nhộng tằm, các loại cà (trừ cà chua), dứa, xoài, lựu, vải, rượu, bia…
Hạn chế ăn những thực phẩm có tính lạnh. Khi mắc bệnh ung thư cơ thể bệnh nhân bị nhiễm lạnh, thiếu năng lượng do hệ miễn dịch bị suy giảm. Chính vì thế, bạn nên ăn những thực phẩm có tính nóng. Nếu ăn những thực phẩm có tính lạnh nên ăn kèm với các thực phẩm khác có tính ấm như tiêu, ớt, gừng, sả… để trung hòa bằng cách xào, nấu hoặc làm gia vị. Các loại thực phẩm có tính lạnh như: thịt trâu, ngựa, vịt, ngan, ngỗng, lòng động vật, trai, ốc, hến, bào ngư, hải sản, thủy sản, gạo nếp, đại mạch, tiểu mạch, bốt sắn dây, các loại đậu, đậu phụ và các loại khoai, chuối tiêu, bưởi, cam, quýt, xoài, hồng, táo ta, thanh long, dưa hấu, dưa chuột, hồng xiêm, cà chua sống, quả lê, củ đậu, ngó sen, bí đao, rau cần ta, măng tre và măng của các cây than ống, muối ăn quá mặn, nước quả tính lạnh.
Người bệnh nên ăn các thực phẩm chống dị ứng có tính kiềm cao để bổ sung tính kiềm cho cơ thể như: rau răm, hẹ, rau húng, rau kinh giới, lá chanh, hung chanh, quả khế chua…
Các thực phẩm có tính ấm như: bò, dê, gạo lứt, vừng, quả mơ, táo tây, nhãn, ổi, mít, cà rốt, hành (tây, ta), tỏi, hẹ, sả, tía tô, rau thơm, bí ngô, gừng, riềng, nghệ, hạt tiêu, ớt (tây, ta), súp lơ xanh…
Ngoài ra người bệnh nên sử dụng các loại thảo dược quý hiếm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong đó có các sản phẩm chiết suất từ Sâm Ngọc Linh hoặc các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh – có tác dụng hỗ trợ chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, cũng như kích thích hệ miễn dịch, chỗng oxi hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan.
Nghiên cứu dược lý lâm sàng của cây Sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Ngoài ra sâm hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh tiểu đường.
Tham khảo thêm giá sâm ngọc linh và tin tức sâm ngọc linh
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.