Sự Khác Biệt Giữa Hồng Sâm Và Nhân Sâm Các Loại Tương Tự
Ở Hàn Quốc, hồng sâm và nhân sâm không còn quá xa lạ, nhưng người dân các nước đôi khi không thể tìm hiểu được sự khác biệt giữa hồng sâm và nhân sâm. Các nhà khoa học đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh công dụng của hồng sâm hiệu quả hơn cả nhân sâm dù cùng một thành phần. Do đó, giá thành của hồng sâm cao gấp nhiều lần so với nhân sâm và sự khác biệt giữa hồng sâm và nhân sâm Hàn Quốc là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp quý vị.
Hồng Sâm Và Nhân Sâm
Hồng sâm: Tên gọi khác là Red Ginseng. Nó được đánh giá cao về chất lượng với nguồn dinh dưỡng dồi dào. Hồng sâm chính là nhân sâm đã qua chế biến, theo nghiên cứu cho thấy lượng saponin chứa trong nhân sâm trải qua quá trình xử lý sẽ tăng vọt lên rất cao. Hiện nay hồng sâm Hàn Quốc đang nắm giữ chỉ số Saponin cao nhất.
Nhân sâm: Có tên khoa học là Panax Ginseng, dân gian thường gọi là sâm. Đây là loại cây sống lâu năm, cao khoảng 0,6m, rễ mọc thành củ to. Phần được dùng là thân rễ và rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây. Các quốc gia trồng nhân sâm nổi tiếng trên thế giới là Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản,…
►► Các bạn có thể xem tất cả các sản phẩm nhân sâm tại công ty: https://samyennhatminh.com/nhan-sam-han-quoc
Hồng Sâm Và Nhân Sâm Khác Nhau Như Thế Nào
Cách bào chế
Hồng sâm là chế phẩm được bào chế ra từ nhân sâm. Nhưng không phải bất kỳ củ nhân sâm nào cũng có thể làm ra được hồng sâm chất lượng. Nhân sâm thường thu hoạch theo tuổi đời và chỉ những củ nhân sâm tròn, to đủ 6 tuổi mới đạt yêu cầu để bào chế hồng sâm. Còn những củ chất lượng kém hơn thì thường dùng chế biến bạch sâm.
Nhân sâm sau khi được chọn lọc tỉ mỉ sẽ được đem đi hấp cách thủy đến khi chín và trải qua quá trình sấy khô liên tục sao cho lượng nước trong sâm chỉ còn thấp hơn 14%. Nhân sâm đạt chất lượng sau khi sấy sẽ có ruột màu đỏ sẫm hoặc hồng, đặc ruột.
Xem Thêm: Các Món Ăn Từ Nhân Sâm Ngon Bổ Dưỡng
Lượng dưỡng chất
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng khi tác động nhiệt sẽ khiến nhân sâm sản sinh thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn. Cụ thể, hồng sâm sau khi trải qua xử lý nhiệt có lượng saponin cao gấp 5 lần so với nhân sâm chưa chế biến.
Đặc biệt, nhờ quá trình chế biến kỹ lưỡng mà việc sử dụng hồng sâm thường ít gây tác dụng phụ và ổn định hơn nhân sâm.
Đối tượng sử dụng
Nhân sâm mang tính hàn nên ít phù hợp với những người cao huyết áp, lạnh tay chân cũng như có thể trạng yếu, bị mất ngủ thường xuyên, nhất là với phụ nữ và trẻ nhỏ.
Ngược lại, hồng sâm lại có tính ôn nên có thể phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Không chỉ dành cho người vừa khỏi bệnh hoặc người già, bạn có thể sử dụng hồng sâm hằng ngày như một loại thực phẩm bổ sung sức khỏe thông thường. Tuy nhiên, cần lưu ý khi dùng cho trẻ nhỏ dưới 15 tuổi và phụ nữ mang thai. Sự khác biệt giữa hồng sâm và nhân sâm đều mang lại sức khỏe đáng giá ngàn vàng vì vậy số lượng người sử dụng nhân sâm và hồng sâm để tăng cường sức khỏe cũng ngày càng tăng lên.
Cách dùng và bảo quản
Nhân sâm tươi chứa lượng nước khá cao nên thời gian bảo quản thường sẽ không lâu. Cách tốt nhất để bảo quản chúng là giữ trong ngăn mát tủ lạnh từ 5 đến 7 ngày. Thông thường, nhân sâm được dùng để ngâm mật ong, ngâm rượu hoặc chế biến những món ăn bổ dưỡng.
Hồng sâm nhờ được sấy cạn nước nên có thời hạn sử dụng lâu hơn, thậm chí nó có thể để được trong vòng 10 năm nếu bảo quản trong hộp thiếc. Nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống hiện nay, hồng sâm không chỉ có dạng củ mà còn được tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau như hồng sâm viên, hồng sâm nước, hồng sâm thái lát tẩm mật ong,...
Những lưu ý khi sử dụng hồng sâm và nhân sâm
Để dùng hồng sâm và nhân sâm đúng cách, an toàn, mang lại hiệu quả cao, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Không dùng với liều lượng quá nhiều.
- Vì nghĩ rằng hồng sâm và nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã uống thay nước hoặc ăn quá nhiều mỗi ngày. Việc làm này là sai lầm vì nếu lạm dụng quá nhiều sẽ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
- Không nên ăn đồ biển và củ cải khi dùng nhân sâm và hồng sâm.
- Tất cả các loại củ cải (trắng, đỏ,…) và hải sản đều là cấm kỵ sau khi bạn dùng hồng sâm và nhân sâm. Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn sự khác biệt giữa hồng sâm và nhân sâm là đại bổ khí, hai thứ này kỵ lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng. Thế nên, bạn hãy thật sự cẩn trọng khi dùng chúng cùng những loại thức ăn này nhé.
- Không dùng cho người có bệnh về dạ dày và đường hô hấp.
- Tuyệt đối không nên dùng hồng sâm và nhân sâm khi có bệnh về dạ dày và đường hô hấp vì có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Đây là lưu ý quan trọng mà bất kì ai cũng nên nhớ khi sử dụng 2 loại sản phẩm này.
Hi vọng với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn sớm phân biệt sự khác biệt giữa hồng sâm và nhân sâm Hàn Quốc khác nhau thế nào và có thêm kiến thức để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Thông tin liên lạc :CÔNG TY TNHH TM SÂM YẾN NHẬT MINHWebsite: https://samyennhatminh.comĐịa chỉ: 12 Hồ Hảo Hớn, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.HOTLINE : 0948262604
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.