NẤM LINH CHI & BỆNH THỜI NAY
Linh chi tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ nấm lim–Ganodermataceae. Thường sinh trưởng ở vùng rừng núi ẩm thấp.
Linh chi là loại thuốc thượng hạng, có hiệu quả hết sức đa dạng, đồng thời giúp phòng chống, khắc phục những căn bệnh mãn tính; Đặc biệt nếu được dùng trong giai đoạn “vị bệnh” hiệu quả sẽ rất lớn. Nếu như bạn cảm thấy cơ thể đang có triệu chứng mầm bệnh, hãy nhanh chóng dùng Linh chi để đề phòng ngay.
Dr. S.Arichi (Giáo sư Viện Nghiên Cứu Y học Đông Dương Chika Ikuyu)
Dr. T. Hayashi (Giáo sư Dược học)
Dr. S.Arichi, sinh năm 1922 tại huyện Hiroshima Nhật, tốt nghiệp trường ĐH Y khoa Okayama với học hàm Bác học Y, chuyên nghiên cứu về y học Nhật Bản và dược học Trung quốc, là người nổi tiếng trên thế giới, cũng là người đứng đầu trong công việc nghiên cứu cônghiệu của Linh Chi từng giảng dạy tại trường đại học Osaka, giữ chức Viện phó tại Bệnh Viện Suối Nóng Bạch Bân, hiện là giáo sư Viện Nghiên Cứu Y học Nhật Bản tại trường Đại học Ven đô. Tác phẩm của ông gồm: “Tác dụng thần kỳ của Nấm Linh chi”, "Đậu nành kỳ diệu" và “Biện pháp giảm cân”
Dr. T.Hayashi (Giáo sư Dược học) Dr. T.Hayashi, sinh năm 1948 tại Osaka Nhật, tốt nghiệp trường chuyên khoa y Osaka. Nhận danh hiệu bác học dược tại trường đại học Osaka vào năm 1975. Chuyên nghiên cứu về dược liệu tươi, phân tích dược phẩm, thuốc kháng sinh. Hiện là Ủy viên hội nghiên cứu phân tích dược liệu tươi Nhật bản, ủy viên thường trực Viện Nghiên Cứu Quốc tế Y học Nhật Bản, cố vấn kỹ thuật Hội Liên Hiệp Dược liệu tươi Nhật bản. Tác phẩm của ông gồm: “Biện pháp bảo vệ sức khỏe bằng dấm thiên nhiên”, “Công hiệu của nhân sâm”…
1. LINH CHI LÀ GÌ?
Linh chi tên khoa học là Ganoderma Lucidum, thuộc họ nấm lim–Ganodermataceae. Thường sinh trưởng ở vùng rừng núi ẩm thấp.
Bình thường hiếm khi nhìn thấy Nấm linh chi, nó chỉ mọc tự nhiên trên gỗ mục của cây Mai, cây Bao, cây Lạc, đồng thời trên 100 ngàn cây cổ thụ mới mọc được hơn 2-3 cây Linh chi, cho nên được xếp vào loại cây thuốc quí hiếm.
Bào tử (spore) của loại thực vật này có cái vỏ rất cứng, không dễ nẩy mầm. Nghe nói người xưa có ai phát hiện được Linh chi hoang dã, phải giữ bí mật ngay cả đối với cha mẹ người thân, quay về làng xóm ăn mừng lớn.
Lịch sử làm thuốc của cây Linh chi hết sức lâu đời, trong quyển dược điển cổ xưa nhất của Trung Quốc “Thần nông bản thảo Kinh” ra đời từ thế kỷ 1-2 trước Công nguyên đã có ghi nhận, đánh giá là cây thuốc thượng hạng nhất.
Cho nên, từ xưa tới nay con người luôn nỗ lực nghiên cứu, mong tìm ra cách nuôi trồng nhân tạo với số lượng lớn. Mãi tới năm 1972, phương pháp nuôi trồng Linh chi nhân tạo đã chính thức ra đời.
Từ đó trở đi, cây thuốc Linh chi vốn chỉ có vương công quí tộc mới được sử dụng này, đã có thể nhân rộng phục vụ rộng rãi cho người dân.
Hiện nay có nhiều nước trên thế giới, đều biết sử dụng các phương pháp hiện đại để nghiên cứu Linh chi, mang lại nhiều phát hiện tiến bộ cho Y dược học nói chung.
Quyển sách này sẽ giới thiệu thành quả nghiên cứu về tác dụng làm thuốc của cây Linh chi.
2. LINH CHI LÀ CÂY THUỐC THƯỢNG HẠNG TRONG PHƯƠNG THUỐC ĐÔNG Y.
Dược điển cổ xưa nhất của Trung quốc “Thần Nông Bản Thảo Kinh” đã chia cây thuốc làm 3 loại: thượng hạng, trung bình và thấp đã cho thấy cách nhận xét cơ bản về cây thuốc của y học Trung quốc.
“Cây thuốc thượng hạng” có nghĩa là “ cây thuốc dùng để nuôi dưỡng bảo trì sinh mạng của các bậc vua chúa, tương đương như loài tiên dược, không chất độc, có thể sử dụng lâu dài mà không gây độc hại. Là loại thuốc dành cho những ai muốn trẻ mãi sống lâu, sức khỏe dồi dào, tinh thần khỏe khoắn”. Chứ chẳng phải xem loài thuốc điều trị bệnh tật trong thời nay là thuốc thượng hạng. Loại thuốc thượng hạng đồng nghĩa với loại thuốc không gây tác dụng phụ, giúp tăng sức lực, kéo dài tuổi thọ, dùng lâu dài để bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
Mà Linh chi chính là “vua” của nhiều loại thuốc thượng hạng khác, kế đó mới là cây thuốc Nhân sâm.
“Loại thuốc trung bình” là loại thuốc thuộc nhóm “Thần, Địa” chủ yếu dùng cho dưỡng sinh, giúp phòng chống bệnh tật, bổ sung sức lực, song chúng ta phải làm rõ cây thuốc đó có độc tính hay không, sử dụng đúng đắn, mới gọi là cây thuốc vừa dưỡng sinh vừa trị bệnh.
Loại thuốc này bao gồm: Cát căn, Ma hoàng, Thược dược, Nguyên phác, Lộc nhung, Tê giác, Thạch cao…
Còn “Thuốc giá trị thấp” là “tương đương với tác dụng tả sử (hỗ trợ), địa” mục đích trị bệnh là chính, thường mang độc tính, nên tránh sử dụng lâu ngày liên tục. Xưa nay, người ta gọi loại thuốc có tác dụng trị bệnh song chứa độc tính là thuốc giá trị thấp, bao gồm Phụ tử, Bán hạ, Đại hoàng, Bồ kết, Hạnh nhân…
3. LINH CHI CÓ THỂ NUÔI TRỒNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÂN TẠO.
Như phần trên đã trình bày, Linh chi và Nhân sâm xưa nay đều được con người đánh giá là cây thuốc thượng hạng, do khó khai thác tìm kiếm, nên thuộc loại thảo dược quí. Nhưng từ khi nuôi trồng nhân tạo, dùng nhiều trong khâu nghiên cứu và điều trị đã đem lại niềm hạnh phúc cho mọi người.
Thông thường cách nuôi trồng nhân tạo là cấy sợi nấm Linh chi lên gỗ mục của cây Bao hoặc cây Lạc, đặt trong phòng kính cho đến khi trưởng thành. Cách trồng này phổ biến nhất. Gần đây người ta lấy mạt gỗ cây mai làm nền để nuôi cấy sợi nấm trong phòng thí nghiệm, nhưng làm thế nào để giữ cân bằng cho sự phát triễn giữa phần đài và cuống Linh chi, còn đòi hỏi phải tiếp tục quá trình nghiên cứu.
Linh chi gồm có Xích chi tức Linh chi màu đỏ, Hắc chi tức Linh chi màu đen, Thanh chi tức Linh chi màu xanh. Bạch chi tức Linh chi màu trắng, Hoàng chi hoặc Kim chi tức Linh chi màu vàng và Tử chi tức Linh chi màu tím. Trong đó Xích chi (Linh chi đỏ) là loại Linh chi tốt nhất. “Thần Nông Bản Thảo Kinh” và “Bản Thảo Cương Mục” đều có ghi chú rõ ràng.
Ngày nay Linh chi nuôi trồng đa số là Loại Xích chi màu đỏ hoặc màu trà.
4. DÙNG LINH CHI ĐỂ PHÒNG NGỪA TRƯỚC KHI BỆNH BỘC PHÁT
Y học phương Đông có từ “Vị Bệnh”, có nghĩa là căn bệnh tiềm ẩn chưa bộc phát. Còn câu “Thượng Công (Y) khả trị vị bệnh” có nghĩa là phát hiện có căn bệnh tiềm ẫn nhưng chưa bộc phát, nếu biết ngăn ngừa từ đầu, sẽ có tác dụng ngăn chặn được nguồn bệnh bộc phát.
Cho nên, “vị bệnh” (tức là chưa bệnh) không có nghĩa là khỏe mạnh, mà là một từ dùng để chỉ những người mang mầm bệnh trong mình nhưng chưa phát sinh. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ bộc phát từng giờ từng phút. Thói quen ăn uống của con người ngày nay, thường thiên về thịt mỡ, cộng thêm sự tràn ngập của những loại thức ăn nhanh, thực phâm chế biến, đông lạnh, sự lạm dụng hóa chất phụ gia như : lipid peroxid, mataprotein, endotoxin… Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến đa số người lâm vào trạng thái “nửa bệnh”, một khi mắc phải các bệnh mãn tính muốn phục hồi sức khỏe thật không dễ dàng. Vì vậy muốn có môi trường sống lành mạnh, điều cần thiết trước tiên là ngăn ngừa điều trị ban đầu ngay còn gọi là giai đoạn “vị bệnh”.
Linh chi là loại thuốc thượng hạng, có hiệu quả hết sức đa dạng, đồng thời giúp phòng chống, khắc phục những căn bệnh mãn tính; Đặc biệt nếu được dùng trong giai đoạn “vị bệnh” hiệu quả sẽ rất lớn. Nếu như bạn cảm thấy cơ thể đang có triệu chứng mầm bệnh, hãy nhanh chóng dùng Linh chi để đề phòng ngay.
5. CÔNG DỤNG CỦA LINH CHI
Xưa nay đất nước Trung Hoa vẫn xem Linh chi là loại thuốc “dùng lâu dài có thể giúp cơ thể linh hoạt, nhanh nhạy, trẻ mãi, sống lâu, thành tiên” tan máu tụ, tăng tuần hoàn máu, kéo dài tuổi thọ, giúp đầu óc tỉnh táo, sức lực dồi dào, là cây thuốc thượng hạng nhiều công dụng.
Những năm gần đây, người đời luôn cố gắng thử nghiệm hiệu quả trị bệnh của Linh chi được nêu trong “Bản Thảo Cương Mục” bằng phương pháp khoa học phân tích nghiên cứu lâm sàng về thành phần hóa học và tác dụng dược lý. Tuy đã công bố nhiều kết quả, song việc nghiên cứu vẫn còn tiếp diễn.
Nhiều đoàn thể cùng phối hợp nghiên cứu, đã cho thấy giá trị và hiệu quả trị liệu của Linh chi thật đáng quí, sâu rộng.
Hiệu quả lâm sàng của Linh chi qua các kết quả nghiên cứu được công bố như:
- Giúp cải thiện bệnh tăng lipid máu, bệnh động mạch vành.
- Điều trị bệnh huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.
- Điều trị chứng suy nhược thần kinh, trầm uất.
- Viêm phế quản mãn tính, viêm gan.
- Làm giảm các bệnh liên quan tới hệ thống tạo máu như thiếu bạch cầu…
- Đề phòng và giúp làm giảm bệnh ung thư
- Các bệnh khác
Đồng thời, Linh chi đối với các bệnh đều có tỷ lệ điều trị nhất định. Thí dụ: Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh dị ứng được đánh giá khó điều trị nhất hiện nay, song hiệu quả của Linh chi đối với bệnh này qua thử nghiệm lâm sàng cũng đạt tỷ lệ 97,7%, thấp nhất cũng là 60%
Tỷ lệ điều trị viêm phế quản cũng đạt tới 80% (trong đó hơn phân nửa hoàn toàn khỏi bệnh) đem so sánh kết quả trên với việc điều trị bằng thuốc vừa qua khiến mọi người hết sức kinh ngạc. Ngoài ra, theo kết quả thí nghiệm cho thấy Linh chi có công hiệu như thuốc chống dị ứng tốt.
Tham khảo tất cả thông tin về nấm linh chi > Click<
Tham khảo tất cả Các Loại Tai Nấm Linh Chi > Click<
Tham khảo tất cả Các Loại Sản Phẩm Chiết xuất từ NẤM LINH CHI HÀN QUỐC > Click<
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.