Lưu ý khi sử dụng nhung hươu
Nhung hươu là sừng non (lộc) của hươu đực, được coi là 4 thượng dược (sâm, nhung, quế, phụ). Nhưng theo các chuyên gia, nếu được biếu tặng mà không biết dùng sẽ "lợi bất cập hại". Theo các chuyên gia, nếu được biếu tặng mà không biết dùng sẽ "lợi bất cập hại". Không phải ai cũng dùng được nhung hươu.
Lộc nhung không phải thuốc tiên chữa bách bệnh, mà phải biết dùng và dùng đúng mới tốt cho sức khỏe. Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống. Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống. Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
Đã có trường hợp do không biết cách chế biến, không cạo lông nhung nên tuy ngâm rượu mà chất bổ không ra, uống phải lông nhung sau 1 tháng bị viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Khi ruột đã bị viêm do lông của nhung hươu thì cực kỳ khó chữa.
Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 - 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khoẻ đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.
Chủ một trang trại nuôi hươu cho biết để lựa chọn được nhung hươu tốt nên mua sừng non khi mới mọc dài 5-10cm, rất mềm, sờ mịn như nhung. Nhung hươu cưa xong cần được chế biến ngay, vì để lâu nhung sẽ bị thối, hỏng. Nên mua tại trang trại để giám sát và chế biến ngay. Nếu chế biến không đúng thì mất tác dụng. Muốn ngâm rượu, cần làm sạch lông tơ của nhung bằng cách nung đỏ một que sắt rồi lăn đi lăn lại cho cháy hết lông hoặc đốt với cồn 90 độ cho sạch lông, rồi lau sạch bằng rượu gừng (có thể nhúng nước sôi cạo sạch, để khô, thái mỏng bằng dao cầu). Nếu nhung quá cứng có thể đồ cho mềm rồi thái. Hoặc tẩm nhung vào rượu cho mềm, thái mỏng, sấy khô.
Chế biến nhung thành thuốc để dùng lâu dài không khó, nhưng rất kỳ công. Dù tán bột mịn rồi dùng với vài vị thuốc Đông y, hay nghiền nát trộn với bột dược liệu thành viên, hoặc thái mỏng ngâm rượu, mật ong, hoặc nấu cháo... thì trước khi dùng cũng phải có chỉ định liều lượng rõ ràng của bác sĩ để an toàn cho sức khỏe người dụng.
Nhung hươu là chất bổ âm, chỉ dùng tốt với người thận dương không đủ. Những người bị cao huyết áp, có hội chứng âm hư với biểu hiện người gầy, hay có cảm giác sốt về chiều, môi khô, miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ... tuyệt đối không được dùng lộc nhung. Người còn trẻ hoặc có sức khỏe bình thường khi dùng lộc nhung phải tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe. Nói chung mọi người không được tùy tiện dùng lộc nhung khi chưa có chỉ định hoặc tham khảo ý kiến của các lương y, bác sĩ. Đã có nhiều trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung và sử dụng vô tội vạ dẫn đến hậu quả thương tâm: Toàn thân bị co giật, động huyết, ngực phát nóng, liên tục đổ mồ hôi trộm... để rồi khỏe đâu không thấy, chỉ thấy bệnh tình càng nặng thêm.
Đối tượng sử dụng nhung hươu
Đối tượng sử dụng nhung hươu thường vẫn nghe dân gian truyền nhau rằng chỉ có người già mới có thể sử dụng nhung hươu bởi những người tuổi trẻ dùng nhung sẽ "bị bổ quá", "béo nứt cả người".
Nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng không có những luận cứ khoa học xác đáng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Phương Tây có thể cho thấy cách nhìn khác.
Phương Tây bắt đầu nghiên cứu về nhung hươu và các dược chất chiết xuất từ nhung hươu từ thế kỷ 19. Vào thế kỷ 20, các nhà khoa học Xô-viết là những người đi đầu trong những nghiên cứu này. Có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng dược lý của Nhung trên súc vật thực nghiệm và trên lâm sàng, mà điển hình như nghiên cứu của N.A.Albop và V.A.Borosskova. Họ phát hiện nhung tinh (pantocrin) có tác dụng tốt với bệnh nhân cao huyết áp (từ 140/80 đến 210/110 mmHg), bệnh suy nhược thần kinh, trầm cảm; có kết quả khá với bệnh nhân suy nhược, suy cơ tim, huyết áp thấp và nhung hươu có kết quả tốt với phụ nữ rối loạn tim mạch thời kỳ mãn kinh, tăng tạo xương và giảm tình trạng và tốc độ loãng xương.
Vào cuối thế kỷ 20, các quốc gia phát triển phương Tây như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand cũng vào cuộc nghiên cứu về "chất bổ dưỡng hoàn toàn tự nhiên" này. Đại học Calgary và Albertia (Canada) thử nghiệm dùng nhung hươu trị viêm xương, viêm khớp có hiệu quả tốt. Học viện cảnh sát Edmonton (Canada) thử nghiệm cho sinh viên dùng Nhung và phát hiện nồng độ testosteron trong máu tăng, tập luyện dẻo dai hơn. Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu thấy nhung hươu có tác dụng ức chế hoạt tính của Mono Amino Oxydaza ở gan và não, có chứa các yếu tố tăng trưởng (IFG1) kích hoạt sự phát triển của bắp thịt, ngừa teo cơ và làm chậm quá trình lão hoá.
Vào đầu những năm 2000, Hiệp hội Gây nuôi New Zealand đã đầu tư hơn 1 triệu đô-la để tiến hành những nghiên cứu về công dụng của nhung hươu thông qua tổ chức AG Research Invermay và Trung tâm Phát triển Con người thuộc Đại học Otago, New Zealand.
Qua phân tích, Lộc nhung hươu có giá trị y học rất cao do chứa các chất pantocrinum, calcium, magnesium, phosphore, carbonat, chất keo (collagens), các hocmon oestrogen, testosteron, 52,5% protid và 2,5% lipid. Ngoài ra, trong nhung hươu còn có tới 25 loại acid amin cùng 26 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể người như sắt, ma-giê hay Coban. Nhung hươu còn chứa chất Prostaglandins là chất điều hòa chức năng tế bào quan trọng, đóng vai trò chủ chốt trong việc cơ thể chống lại viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch
Theo các nghiên cứu này, Nhung hươu tươi có các tác dụng tăng cường chức năng tình dục cho cả hai giới, cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, cải thiện hiệu suất và tăng cường sức mạnh trong các hoạt động thể thao, cải thiện sự phục hồi cơ bắp, tăng cường sinh lực và chống lão hóa cho người cao tuổi, cung cấp chất tự nhiên bổ sung cho việc điều trị viêm khớp, tăng cường tái tạo máu và chữa lành vết thương, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, tăng trí nhớ, và điều hòa huyết áp và chức năng tim mạch. Ngoài ra, nhung Hươu còn có thể có tác dụng hỗ trợ chống lại bệnh ung thư.
Hiện New Zealand đang là quốc gia dành sự chú ý đặc biệt cho các hoạt động nghiên cứu về hươu và nhung hươu. Thực tế, New Zealand cũng là quốc gia có đàn Hươu lớn nhất thế giới với hơn 1,7 triệu con, gấp sáu lần đàn Hươu của Úc, 12 lần đàn Hươu của Hàn quốc và khoảng 60 lần đàn Hươu của Việt nam. Chất lượng Nhung Hươu của New Zealand được đánh giá rất cao trên thế giới do đàn Hươu của họ được nuôi trong một chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc gần với tự nhiên nhất. Hơn 80% thịt Hươu New Zealand đang được xuất sang châu Âu trong khi 90% các sản phẩm khác, nhất là nhung hươu, được xuất sang các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.
Các nghiên cứu y học và hướng dẫn sử dụng nhung hươu, đặc biệt là những nghiên cứu của New Zealand, đều chỉ đề cập tới việc "thiếu niên không nên dùng" các sản phẩm và chiết xuất này bởi nhung hươu có hiệu quả rất tốt trong việc tăng cường khả năng tình dục nên có thể "kích thích tính dục và làm trẻ phát dục sớm".
Tham khảo thêm tin tức nhung hươu / chế biến nhung hươu / nhung hươu
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.